Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

a) Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Ý tưởng hình thành xuất hiện từ khi ASEAN được thành lập (1967) với mục tiêu xây dựng một cộng đồng hòa bình, thịnh vượng.

- Năm 1997, ASEAN chính thức đề xuất ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN trong Tầm nhìn ASEAN 2020, hướng đến hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

b) Mục tiêu

- Xây dựng một tổ chức liên kết sâu rộng trên cơ sở Hiến chương ASEAN.

- Dựa trên ba trụ cột chính: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội.

c) Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Trải qua quá trình xây dựng từ Tầm nhìn ASEAN 2020 (1997), Tuyên bố Bali II (2003), Hiến chương ASEAN (2007) đến Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 - 2015).

- Ngày 22/11/2015, Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, có hiệu lực từ ngày 31/12/2015.

2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

a) Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)

- Hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á.

- Dựa trên nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp nội bộ, không sử dụng vũ lực.

b) Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

- Tạo lập thị trường chung, thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế.

- Tăng cường hợp tác về cạnh tranh kinh tế, cơ sở hạ tầng, bảo vệ người tiêu dùng, thương mại điện tử.

c) Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC)

- Đặt con người làm trung tâm, xây dựng bản sắc ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển.

- Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC được thông qua, gồm 6 nội dung chính.

+ Phát triển con người

+ Phúc lợi và bảo hiểm xã hội

+ Các quyền và bình đẳng xã hội

+ Bảo đảm bền vững môi trường

+ Tạo dựng bản sắc ASEAN

+ Thu hẹp khoảng cách phát triển

3. Cộng đồng ASEAN sau năm 2015

- Tháng 11/2015, ASEAN thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác.

- Tháng 11/2020, Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 được thông qua.

- Cộng đồng ASEAN đối mặt với thách thức như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, khác biệt nội bộ, an ninh phi truyền thống (biến đổi khí hậu, dịch bệnh...). Tuy nhiên, ASEAN vẫn có nhiều triển vọng, tiếp tục củng cố liên kết và nâng cao vị thế quốc tế.