1. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới
- Năm 1987: UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam."
- Thế giới vinh danh Hồ Chí Minh vì:
+ Cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Những đóng góp quan trọng về tư tưởng, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách và lối sống.
- Hoạt động tưởng niệm Hồ Chí Minh ở nhiều quốc gia:
+ Nga: Quảng trường, tượng đài, nhà lưu niệm ở Mát-xcơ-va, Xanh-Pê-téc-bua…
+ Trung Quốc: Di tích lưu niệm tại Quảng Châu.
+ Mexico: Tượng đài Hồ Chí Minh mang dòng chữ "Tự do cho các dân tộc."
+ Cu-ba, Angola, Mozambique: Đặt tên đường phố, công trình tưởng niệm Hồ Chí Minh.
2. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam
- Cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thống nhất đất nước.
- Tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống.
* Hình thức vinh danh:
- 1976: Quốc hội Việt Nam đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng công trình tưởng niệm trên cả nước: bảo tàng, quảng trường, tượng đài, khu di tích.
- Đặt tên đường phố, trường học, học viện theo tên Hồ Chí Minh.
- Xây dựng hình tượng trong văn học, nghệ thuật:
- Văn học: Sáng tháng Năm, Bác ơi (Tố Hữu), Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên), Búp sen xanh (Sơn Tùng).
- Nghệ thuật: Phim Hẹn gặp lại Sài Gòn (Long Văn đạo diễn), Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (Nguyễn Khắc Lợi đạo diễn).
- Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ 2006: Phát động cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh."
+ 2016: Ban hành Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” .Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định gắn với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.