1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985
- Quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa:
+ 1975: Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Liên Xô, ký hiệp định tương trợ.
+ 1978: Ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô, gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV).
- Quan hệ với Đông Nam Á:
+ 1977: Ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Lào.
+ 1979: Việt Nam giúp Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ.
- Tham gia Phong trào Không liên kết: 1976: Việt Nam gia nhập Phong trào Không liên kết.
- Quan hệ quốc tế:
+ 1977: Việt Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc.
+ 1979: Tham gia 33 tổ chức và 19 điều ước quốc tế. Bước đầu đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ
2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
- Phá thế bao vây, cấm vận:
+ 1991: Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
+ 1995: Bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
- Hội nhập Đông Nam Á:
+ 1995: Gia nhập ASEAN, tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).
+ Chủ trì nhiều hoạt động ASEAN, đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN (1998, 2010, 2020).
- Quan hệ với các nước lớn:
+ 2008-2023: Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
- Gia nhập các tổ chức quốc tế:
+ 2007: Gia nhập WTO.
+ 2023: Là thành viên của 70 diễn đàn và cơ chế hợp tác quốc tế, có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ.
- Trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI:
+ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ: Đàm phán giải quyết tranh chấp biên giới, đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Các lĩnh vực khác: Đẩy mạnh đối ngoại nhân dân, giao lưu văn hóa, cứu hộ thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.