Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

1. Thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới

a) Về chính trị

- Hình thành hệ thống lý luận về Đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được củng cố.

- Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

b) Về kinh tế

- Chuyển đổi thành công sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Vượt qua khủng hoảng kinh tế, từ nước thu nhập thấp trở thành nước thu nhập trung bình (2008).

- Tăng trưởng kinh tế cao, trung bình khoảng 7% mỗi năm.

- Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, xuất khẩu gia tăng, thu hút đầu tư nước ngoài.

c) Về xã hội

- Chính sách việc làm thay đổi, tạo hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm.

- Thành công trong xóa đói giảm nghèo, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

- Cải thiện đời sống người dân, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

d) Về văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ

- Giữ gìn bản sắc dân tộc, phát triển văn hóa đa dạng.

- Giáo dục đạt nhiều thành tựu: Xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học (2000), THCS (2010).

- Vị thế giáo dục đại học tăng lên trong bảng xếp hạng quốc tế.

- Đổi mới sáng tạo tăng nhanh, chỉ số GII liên tục cải thiện.

e) Về hội nhập quốc tế

- Mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.

- Tham gia các hiệp định thương mại, an ninh, văn hóa.

- Đề xuất sáng kiến và đóng góp vào các vấn đề toàn cầu.

2. Một số bài học kinh nghiệm

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ với bước đi phù hợp, đảm bảo ổn định xã hội.

- Vì lợi ích nhân dân, phát huy vai trò sáng tạo của nhân dân.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tận dụng ngoại lực để phát triển.