Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 1: Liên hợp quốc

1. Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc

a) Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành

- Cuối Thế chiến II, thế giới cần một tổ chức quốc tế để duy trì hòa bình.

+ 1942: 26 nước chống phát xít ký Tuyên bố Liên hợp quốc, cam kết thành lập tổ chức quốc tế.

+ 1945: Hội nghị San Francisco thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.

+ 24/10/1945: Liên hợp quốc chính thức thành lập với 51 nước thành viên.

b) Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động

- Mục tiêu:

+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và quyền tự quyết dân tộc.

+ Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, nhân đạo.

+ Là trung tâm điều phối nỗ lực quốc tế.

- Nguyên tắc:

+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

+ Tôn trọng lãnh thổ và độc lập chính trị.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước.

+ Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.

2. Vai trò của Liên hợp quốc

a) Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế

- Ngăn ngừa chiến tranh thế giới mới từ 1945 đến nay.

- Gìn giữ hòa bình, hỗ trợ tái thiết tại nhiều quốc gia.

- Soạn thảo các hiệp ước giải trừ quân bị:

+ 1968: Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân.

+ 1993: Công ước Cấm vũ khí hóa học.

+ 2017: Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân.

=> Thúc đẩy quá trình giành độc lập dân tộc, gia tăng số lượng thành viên lên 193 nước.

b) Thúc đẩy kinh tế, tài chính, thương mại và nâng cao đời sống

- Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và thương mại.

- Thực hiện dự án xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt tại các nước đang phát triển.

- Đóng góp vào các hoạt động chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh.

- 2015: Thông qua Chương trình Nghị sự 2030, đặt ra 17 mục tiêu phát triển bền vững.

c) Đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội

- Ký kết các điều ước bảo vệ quyền con người.

- Thúc đẩy hợp tác văn hóa, xã hội giữa các quốc gia.