Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

1. Các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Xu thế phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm: Các quốc gia chuyển hướng tập trung vào kinh tế để tăng cường sức mạnh và nâng cao đời sống.

- Xu thế toàn cầu hóa:

+ Chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ đã thúc đẩy toàn cầu hóa.

+ Toàn cầu hóa làm gia tăng sự liên kết và phụ thuộc giữa các quốc gia.

- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế:

+ Các nước ưu tiên ổn định để phát triển kinh tế, thay thế đối đầu bằng hợp tác.

+ Xu thế hợp tác dựa trên lợi ích chung, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình.

2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế

- Sau Chiến tranh lạnh, xu thế đa cực trở thành một trong những xu thế phát triển chính của thế giới.

- Biểu hiện của xu thế đa cực:

+ Sự gia tăng sức mạnh, tấm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại… của các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU)...

+ Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.

+ Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.

- Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị khác cũng đang vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vai trò của mình trong quan hệ quốc tế.