1. Bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay
- Thế giới:
+ Xu thế hòa hoãn Đông - Tây tiếp tục, nhưng vẫn có xung đột.
+ Quan hệ giữa các nước lớn phức tạp.
- Trong nước:
+ Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng gặp nhiều khó khăn.
+ Bị Mỹ bao vây, cấm vận.
+ Quan hệ với Trung Quốc và Campuchia có nhiều bất ổn.
2. Diễn biến chính của quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975
a) Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (1975 - 1979)
- Nguyên nhân: Chính quyền Khmer Đỏ xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
- Diễn biến:
+ 30/4/1977: Khmer Đỏ mở cuộc tấn công dọc biên giới.
+ 22/12/1978: Tấn công quy mô lớn vào Tây Ninh. Việt Nam phản công.
+ 7/1/1979: Quân tình nguyện Việt Nam giúp Campuchia giải phóng Phnom Penh, chấm dứt chế độ diệt chủng.
b) Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 - 1989)
- Nguyên nhân: Từ giữa 1975, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc căng thẳng, Trung Quốc khiêu khích biên giới.
- Diễn biến:
+ 17/2/1979: Trung Quốc mở cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Quân dân Việt Nam chiến đấu quyết liệt, làm thất bại chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của Trung Quốc.
+ 5/3/1979: Trung Quốc tuyên bố rút quân nhưng tiếp tục gây xung đột đến 1989, đặc biệt ở Vị Xuyên (Hà Giang).
c) Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông
- Sau 1975: Việt Nam quản lý toàn bộ lãnh thổ, bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa.
- 1988: Quân đội Trung Quốc tấn công Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Hải quân Việt Nam chiến đấu bảo vệ chủ quyền.
- 2012: Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, cơ sở pháp lý bảo vệ chủ quyền.
3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay
- Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
- Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.
- Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.
- Góp phần bảo vệ hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới.
4. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
- Không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân
- Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
- Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Phát triển sáng tạo nghệ thuật chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân