Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

1. Quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta

a) Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta

- Hội nghị I-an-ta (2/1945) được triệu tập vào giai đoạn cuối Thế chiến II, khi phe Đồng minh giành thắng lợi quan trọng.

- Các quyết định quan trọng:

+ Ở châu Âu: Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Mỹ (Tây Âu) và Liên Xô (Đông Âu). Đức bị chia cắt, hai nước Áo và Phần Lan trở thành trung lập.

+ Ở châu Á: Liên Xô tham chiến chống Nhật, quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Triều Tiên bị chia cắt theo vĩ tuyến 38. Các vùng còn lại vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng phương Tây.

- Tác động: Những quyết định này định hình Trật tự thế giới hai cực, với hai cực đối lập: Liên Xô - Mỹ.

b) Quá trình tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta

- Giai đoạn 1945 - đầu 1970:

+ Hình thành hai khối quân sự đối lập: NATO (1949) của Mỹ và Hiệp ước Vác-sa-va (1955) của Liên Xô.

+ Cuộc Chiến tranh lạnh khiến Mỹ - Liên Xô chạy đua vũ trang, gây ra nhiều cuộc chiến tranh cục bộ.

- Giai đoạn 1970 - 1991:

+ Xu hướng hòa hoãn xuất hiện, Mỹ - Liên Xô đạt thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược (1972).

+ 1989: Hai nước tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

+ 1991: Liên Xô tan rã, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta chấm dứt.

2. Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta

a) Nguyên nhân

- Mỹ - Liên Xô tốn kém trong cuộc chạy đua vũ trang, suy giảm kinh tế.

- Xu hướng hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện từ những năm 1970.

- Sự vươn lên của Nhật Bản, Tây Âu và các quốc gia độc lập làm thay đổi cán cân kinh tế thế giới.

- Sai lầm trong công cuộc cải tổ dẫn đến khủng hoảng, Liên Xô tan rã (1991).

b) Tác động

- Mở ra thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế, thúc đẩy lợi ích các quốc gia.

- Mỹ tạm thời có ưu thế, nhưng vai trò các cường quốc khác ngày càng gia tăng.

- Hình thành trật tự thế giới mới, không còn sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ.