Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

1. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

a) Phan Bội Châu: Chủ yếu hoạt động tại Nhật Bản, Trung Quốc để tìm kiếm sự giúp đỡ chống Pháp.

- 1905: Sang Nhật nhờ hỗ trợ về vũ khí, đào tạo nhân lực.

- 1908: Thành lập Đông Á Đồng minh và Điền - Quế - Việt liên minh.

- 1912: Thành lập Việt Nam Quang phục hội, liên lạc với Công sứ Đức, Đại sứ quán Nga nhằm tranh thủ sự giúp đỡ cho phong trào đấu tranh.

b) Phan Châu Trinh: Hoạt động chủ yếu ở Pháp, vận động cải cách cho Việt Nam.

- 1911: Sang Pháp, tiếp xúc với nhóm Việt kiều, tổ chức tiến bộ, gửi kiến nghị đến Chính phủ Pháp, thức tỉnh dư luận về chính sách cai trị ở Việt Nam.

- Đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập các tổ chức yêu nước tại Pháp.

2. Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương

a) Nguyễn Ái Quốc (1911-1930)

- 1911 - 1922: Hoạt động tại Pháp, tiếp xúc với các nhà hoạt động chính trị, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).

- 1921: Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, củng cố mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức.

- 1923 - 1930: Sang Liên Xô, tham gia Quốc tế Cộng sản, khẳng định vai trò cách mạng thuộc địa.

- 1924: Đến Quảng Châu, mở lớp huấn luyện chính trị, liên kết với lực lượng cách mạng Đông Nam Á và Trung Quốc.

b) Đảng Cộng sản Đông Dương (1930-1945)

- Ủng hộ Liên Xô, hợp tác với phong trào đấu tranh chống phát xít Nhật ở Đông Nam Á.

- Liên lạc với Đảng Cộng sản Trung Quốc, giúp đỡ Hoa Kiều tổ chức hội cứu quốc.

- Tăng cường quan hệ với lực lượng chống Nhật ở Miến Điện, Mã Lai, Philippines, Thái Lan, Indonesia.

- Thông qua Việt Minh, tranh thủ sự ủng hộ của Đồng minh.

- 1945: Việt Minh hợp tác với phái bộ Mỹ tại Trung Quốc để cùng đấu tranh chống Nhật.