Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

a) Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Được đề xuất từ Tuyên bố Bangkok (1967) với mục tiêu xây dựng một cộng đồng hòa bình, thịnh vượng.

- Hội nghị cấp cao ASEAN (1997) chính thức khẳng định ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN, thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020.

b) Mục tiêu

- ASEAN trở thành cộng đồng liên kết sâu rộng với ba trụ cột: Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội.

- Củng cố mối quan hệ nội khối và mở rộng hợp tác với bên ngoài.

c) Kế hoạch xây dựng

- Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 - 2015) với các kế hoạch cụ thể trên ba trụ cột.

- 22/11/2015: Ký Tuyên bố Kuala Lumpur, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN từ 31/12/2015.

2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

a) Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)

- Mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định, nâng cao hợp tác chính trị - an ninh.

b) Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

- Xây dựng thị trường chung với sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn, đầu tư, lao động có tay nghề.

- Đẩy mạnh cạnh tranh kinh tế, phát triển đồng đều giữa các nước thành viên.

c) Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC)

- Đảm bảo bình đẳng xã hội, phúc lợi, thu hẹp khoảng cách phát triển.

- Nâng cao ý thức về bản sắc chung ASEAN, thúc đẩy văn hóa - xã hội.

3. Cộng đồng ASEAN sau năm 2015

* Tầm nhìn ASEAN sau 2015

- Hội nghị ASEAN 37 (2020) thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, mở rộng hợp tác sang kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi số.

* Thách thức của Cộng đồng ASEAN

- Nội khối: Khác biệt chính trị, chênh lệch phát triển kinh tế, cạnh tranh trong xuất khẩu.

- Bên ngoài: Cạnh tranh ảnh hưởng từ các nước lớn, vấn đề Biển Đông, biến đổi khí hậu, dịch bệnh.

* Triển vọng

- ASEAN tiếp tục mở rộng liên kết, trở thành khu vực năng động nhất thế giới.

- Tăng cường hợp tác đối ngoại, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.