1. Quá trình hình thành và mục đích thành lập tổ chức ASEAN
a) Quá trình hình thành tổ chức ASEAN
- ASEAN ra đời trong bối cảnh thế giới và Đông Nam Á có nhiều chuyển biến quan trọng:
+ Xu thế khu vực hóa xuất hiện mạnh mẽ sau Thế chiến II.
+ Các nước Đông Nam Á muốn hợp tác để phát triển kinh tế và ứng phó với sự tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn.
+ Ngày 8/8/1967, tại Bangkok (Thái Lan), Ngoại trưởng Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan thông qua Tuyên bố ASEAN, chính thức thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
b) Mục đích thành lập ASEAN
- Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội để phát triển và hội nhập với thế giới.
- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
2. Hành trình phát triển của ASEAN
a) Từ ASEAN 5 (1967) đến ASEAN 10 (1999)
+ Năm 1967, ASEAN 5 gồm: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin
+ Năm 1984, ASEAN 6: Bru-nây gia nhập
+ Năm 1995, ASEAN 7: Việt Nam gia nhập
+ Năm 1997, ASEAN 9: Lào và Mi-an-ma gia nhập
+ Năm 1999, ASEAN 10: Cam-pu-chia gia nhập
b) Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN (từ năm 1967 đến nay)
- 1967 – 1976:
+ Giai đoạn khởi đầu, xây dựng nền móng hợp tác ASEAN.
+ Tuyên bố ZOPFAN (1971) về khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
- 1976 – 1999:
+ Xây dựng quan hệ chính trị ổn định, thúc đẩy hợp tác kinh tế.
+ Hiệp ước TAC (1976) và Tuyên bố Bali I nâng cao uy tín ASEAN.
+ Mở rộng từ ASEAN 5 lên ASEAN 10.
- 1999 – 2015:
+ Hoàn thiện tổ chức, tăng cường hợp tác nội khối và quốc tế.
+ Hiệp định AFTA (1992), ARF (1994), thông qua Hiến chương ASEAN (2007).
- 2015 – nay:
+ Thành lập Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội.
+ Tuyên bố Cộng đồng ASEAN (2015), Tầm nhìn ASEAN 2025 (2016), Tầm nhìn sau 2025 (2020).