1. Hành trình tìm đường cứu nước
- 5-6-1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- 1920: Tán thành Luận cương Lê-nin → gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
=> Ý nghĩa: Mở ra con đường cứu nước mới – đi theo cách mạng vô sản; kết thúc khủng hoảng đường lối của phong trào yêu nước.
2. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tuyên truyền tư tưởng cách mạng, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
- Đào tạo cán bộ, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin.
b) Triệu tập, chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Nguyễn Ái Quốc chủ trì, hợp nhất 3 tổ chức cộng sản.
- Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên → xác định đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng vô sản.
c) Ý nghĩa của việc thành lập Đảng
- Đặt nền móng cho sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
- Kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
3. Chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945
- 1941: Về nước, triệu tập Hội nghị Trung ương 8 → xác định nhiệm vụ: Giải phóng dân tộc là hàng đầu. Thành lập lực lượng: Việt Minh, căn cứ địa, lực lượng vũ trang.
- 1945: Lãnh đạo tổng khởi nghĩa, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).
4. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1969
- Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954):
+ Chủ trương toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực là chính.
+ Đề cao ngoại giao, chủ trì Đại hội II (1951) → củng cố lực lượng, đoàn kết toàn dân.
- Kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1969):
+ Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước.
+ Lãnh đạo đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.
+ Biểu tượng đoàn kết dân tộc và quốc tế, tiêu biểu cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.