1. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam
a) Kinh tế
- Chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tăng trưởng kinh tế cao, mở rộng quy mô nền kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế thay đổi, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng cao.
- Hội nhập kinh tế quốc tế, xuất nhập khẩu mở rộng, thu hút đầu tư nước ngoài.
b) Chính trị, an ninh - quốc phòng
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền, tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
- Bảo vệ vững chắc chủ quyền, quốc phòng toàn dân được củng cố.
c) Văn hóa - xã hội
- Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
- Phát triển giáo dục, khoa học - công nghệ.
- Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, hội nhập văn hóa quốc tế.
d) Hội nhập quốc tế
- Quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia.
- Mở rộng hợp tác kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa.
- Tham gia các tổ chức quốc tế, đóng góp tích cực vào hòa bình, phát triển toàn cầu.
2. Bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
- Kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.