1. Vỏ địa lí
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 17.1 trong mục 1, hãy:- Cho biết vỏ địa lí bao gồm những bộ phận nào. Nêu giới hạn của vỏ địa lí.
- Phân biệt vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.

Trả lời:
- Các bộ phận của vỏ địa lí: khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển.
- Giới hạn của vỏ địa lí: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
* Phân biệt vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.
Tiêu chí |
Vỏ địa lí |
Vỏ Trái Đất |
Chiều dày |
30 – 35 km. |
5 km (dưới đại dương) và 70 km (trên lục địa). |
Thành phần vật chất |
Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. |
Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, ganit, badan). |
2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Câu hỏi: Đọc thông tin và hình 17.2 trong mục 2, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.
Trả lời:
- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
- Biểu hiện:
+ Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau.
+ Nếu 1 thành phần thay đổi => sự thay đổi các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Ý nghĩa thực tiễn của quy luật
+ Do vỏ địa lí mang tính thống nhất và hoàn chỉnh nên chúng ta có thể dự báo trước về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng.
+ Cần nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác tất cả các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thổ trước khi sử dụng, khai thác.
Luyện tập
Câu hỏi: Lấy ví dụ về biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.Trả lời:
* Ví dụ: Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt:
- Sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy).
- Địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá).
- Thổ nhưỡng (quá trình hình thành đất nhanh hơn).
- Thực vật (phát triển mạnh).
Vận dụng
Câu hỏi: Tìm hiểu sự nóng lên toàn cầu có ảnh hưởng như thế nào đến các thành phần tự nhiên khác trên Trái Đất.Trả lời:
- Đối với sinh quyển: thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Đối với khí quyển: Sự nóng lên toàn cầu sẽ tác động đến việc cung cấp nước và thực phẩm cũng như các điều kiện y tế của chúng ta.
- Thủy quyển: Thay đổi về lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cơ bản như nông nghiệp, sản xuất điện,… Tăng nhiệt độ của nước biển sẽ cản trở các hoạt động thủy sản.
- Thổ nhưỡng quyển: đất bị khô cằn, một số vùng đất bị nhấn chìm.