Mở đầu
Câu hỏi: Tại sao dân cư phân bố không đồng đều? Tại sao dân cư lại có xu hướng tập trung vào các đô thị?Trả lời:
- Vì dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đô thị nơi có nguồn kinh tế phát triển và thưa thớt ở nông thôn. Các đô thị là khu vực có nhiều thuận lợi để định cư, kinh tế phát triển, thu hút được nhiều dân cư đến sinh sống và làm việc, là nơi tập trung đông dân.
1. Phân bố dân cư
Câu hỏi: Dựa vào hình 20 và thông tin trong mục 1, hãy:- Xác định trên bản đồ một số nước có mật độ dân số trên 200 người/km2 và một số nước có mật độ dân số dưới 10 người/km2.
- Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư.

Trả lời:
- Các quốc gia có mật độ dân số:
+ Trên 200 người/km2: Nhật Bản, Hàn Quốc, Phi-lip-pin, Việt Nam, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Anh, Hà Lan, Đức, Áo, I-ta-li-a, Ni-giê-ri-a,…
+ Dưới 10 người/km2: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Ô-xtrây-li-a, Ca-dắc-xtan, Mông Cổ, Li-bi, Mô-ri-ta-ni, Ni-giê, Gia-bông, Nam-mi-bi-a, Bôt-xoa-na,…
- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư:
* Nhân tố tự nhiên
+ Tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.
+ Nhìn chung, những khu vực có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, môi trường thiên nhiên thuận lợi là các khu vực có dân cư sinh sống đông đúc và ngược lại.
* Nhân tố kinh tế - xã hội
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế.
2. Đô thị hoá
Câu 1: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày khái niệm đô thị hoá.Trả lời:
- Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 2: Đọc thông tin trong mục b, hãy phân tích các nhân tố tác động đến đô thị hóa.
Trả lời:
- Các nhân tố tác động đến đô thị hóa:
+ Tự nhiên: Các đặc điểm tự nhiên như quỹ đất, địa hình, tài nguyên khoáng sản,… tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho đô thị hóa.
+ Nhân tố kinh tế - xã hội
=> Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp gắn với khoa học - công nghệ có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hoá. Công nghiệp hoá và đô thị hoá là hai quá trình song hành và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Câu 3: Đọc thông tin trong bảng 20.1, hãy phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Trả lời:

Luyện tập
Câu hỏi: Cho bảng số liệu:- Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị và nông thôn thế giới giai đoạn 1950 - 2020.
- Nêu nhận xét.

Trả lời:

- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của thế giới có sự biến động qua các năm.
=> Nêu nhận xét: Tỉ lệ dân sinh sống ở thành thị ngày càng gia tăng nhanh, và tỉ lệ dân sống ở nông thôn giảm
Vận dụng
Câu hỏi: Hãy nêu một số ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương em.- Ảnh hưởng tích cực:
+ Tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
+ Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế (công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch) tăng.
+ Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại tăng mạnh.
+ Tạo thêm nhiều việc làm mới.
- Ảnh hưởng tiêu cực:
+ Giá cả thị trường cao.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Áp lực về nhà ở, trường học, y tế, giáo dục, việc làm, hạ tầng đô thị.
+ Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội.
+ Cạn kiệt tài nguyên.