1. Cách mạng tư sản Anh
a. Nguyên nhân
Câu hỏi 1 (trang 9) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Xác định trên lược đồ 1.1 địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh.
Trả lời:
Câu hỏi 2 (trang 9) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 1.2, em hãy trình bày những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh.
Trả lời:
* Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ Cách mạng tư sản Anh:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Sự phân hóa giai cấp, chia thành 2 phe đối lập: vua và các thế lực phong kiến; giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị.
+ Sự thay đổi về kinh tế -> mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh những mâu thuẫn cũ) -> Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Nguyên nhân trực tiếp: Xoay quanh vấn đề tài chính. Chính sách tăng thuế khiến mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến phản động ngày càng gay gắt.
=> 8/1642: Vua tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.
b. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm
Câu hỏi 1 (trang 10) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Cách mạng tư sản Anh đã đạt được những kết quả gì? Theo em, sự khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến là gì?
Trả lời:
- Kết quả của cách mạng tư sản Anh:
+ Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
- Sự khác nhau cơ bản giữa chế độ quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến:
+ Quân chủ chuyên chế: nhà nước do vua nắm mọi quyền hành.
+ Quân chủ lập hiến: vua đứng đầu nhưng người nắm mọi quyền hành lại không phải vua mà là các giai cấp tư sản và quý tộc mói.
Câu hỏi 2 (trang 10) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Nêu những nét chính về ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh.
Trả lời:
* Ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của cách mạng tư sản Anh
- Ý nghĩa: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở nước Anh
- Tính chất:
+ Cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để, do: lực lượng phong kiến chưa bị xóa bỏ hoàn toàn (vẫn duy trì ngôi vua và thế lực của quý tộc mới,…); thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và quý tộc mới
+ Hình thức: nội chiến.
2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
a. Nguyên nhân
Câu hỏi 1 (trang 10) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Xác định trên lược đồ 1.1 địa điểm diễn ra cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Trả lời:
Câu hỏi 2 (trang 10) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tại sao nhân dân thuộc địa Ảnh ở Bắc Mỹ quyết định tiến hành cuộc Chiến tranh giành độc lập? Theo em, xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh và nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì?
Trả lời:
* Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
+ Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc.
+ Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh.
- Nguyên nhân trực tiếp: nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.
=> 4 - 1775: chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Theo em, xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh và các thuộc địa ở Bắc Mỹ là việc thực dân Anh ban hành những nhiều đạo luật hà khắc, xâm phạm đến quyền tự do của nhân dân các thuộc địa Bắc Mỹ.
b. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm
Câu hỏi (trang 12) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đạt được những kết quả gì? Trình bày ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc chiến tranh.
Trả lời:
- Kết quả:
+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh
+ Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ
+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Ý nghĩa: là một cuộc chiến tranh vĩ đại, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
- Tính chất: cuộc cách mạng tư sản.
- Đặc điểm:
+ Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo
+ Diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống
3. Cách mạng tư sản Pháp
a. Nguyên nhân
Câu hỏi (trang 12) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Dựa vào tư liệu 1.8 và thông tin trong bài, em hãy xác định nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp. Theo em, Cách mạng tư sản Pháp cần phải giải quyết những vấn đề gì?
Trả lời:
* Nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.
+ Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.
=> Cách mạng tư sản Pháp giải quyết mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 với vua và hai đẳng cấp còn lại, lật đổ chế độ phong kiến.
b. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm
Câu hỏi 1 (trang 14) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Em hãy trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Pháp
Trả lời:
- Kết quả:
+ Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế; thiết lập nền cộng hòa ở Pháp;
+ Khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.
+ Tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp và để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu.
- Tính chất: cách mạng tư sản
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản
+ Hình thức: nội chiến và chiến tranh bảo vệ tổ quốc
Câu hỏi 2 (trang 14) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Theo Lê-nin (V.I. Lenin): "Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng". Em có đồng ý với nhận xét này không? Tại sao?
Trả lời:
- Em đồng ý với ý kiến trên vì Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng triệt để:
+ Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
+ Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng, đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.
+ Thức tỉnh lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới đứng lên chống chế độ phong kiến.
+ Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 (trang 15) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Hoàn thành nội dung của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Mỹ, Pháp theo mẫu dưới đây:
Trả lời:
Vận dụng 2 (trang 15) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tìm kiếm thông tin từ internet, hãy liệt kê một số quốc gia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến.
Trả lời:
- Một số quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến hiện nay: Nhật Bản, Anh Quốc, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Canada, Thái Lan, Malaysia,...
Vận dụng 3 (trang 15) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Dựa vào những thông tin sưu tầm từ sách, báo, internet, hãy viết tiểu sử (khoảng 10 dòng) của các nhân vật lịch sử sau: G.Oa-sinh-tơn; T.Giép-phép-xơn; M.Rô-be-spie.
Tiểu sử của G. Oa-sinh-tơn
G. Oa-sinh-tơn sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 trong một gia đình điển chủ khá giả tại bang Viếc-gi-ni-a. Năm 1759, G. Oa-sinh-tơn được bầu vào Nghị viện bang Viếc-gi-ni-a và ông kiên trì phản đối sự đánh thuế bất công của người Anh. Khi chiến tranh giữa đế quốc Anh và 13 thuộc địa nổ ra, G. Oa-sinh-tơn được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của lực lượng quân đội thuộc địa. Dưới sự lãnh đạo của ông, nhân dân 13 thuộc địa đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành được nền độc lập. Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ông phải đối mặt với thách thức gắn kết các bang riêng rẽ thành một quốc gia mới, và thành lập một chính phủ cho quốc gia này. Năm 1792, ông tái đắc cử nhiệm kì Tổng thống lần thứ hai. Trong nhiệm kì này, G. Oa-sinh-tơn đã duy trì được lập trường trung lập của Hoa Kỳ khi chiến tranh giữa Anh và Pháp nổ ra năm 1793. Mỹ cũng bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Anh. G. Oa-sinh-tơn cuối cùng cũng từ giã chính trường vào năm 1797 và qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1799.