Mở đầu SGK Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 66): Vào một ngày mùa hè năm 1853, đoàn tàu chạy bằng hơi nước đến từ Mỹ do Đô đắc Pe-ri (Perry) chỉ huy, nhả khói và lừng lững tiến vào vịnh Ê-đô (Edo), gây ngạc nhiên cho cả nước Nhật. Nhạy bén trước thời cuộc, vài năm sau đó, nước Nhật bước vào thời đại canh tân đất nước. Lịch sử gọi là “cuộc Minh Trị Duy tân”.
Ở bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của cuộc cái cách này. Nước Nhật có những biếu hiện nào của chủ nghĩa đế quốc khi trở nên cường thịnh nhờ cải cách?
Trả lời:
* Những biểu hiện khi Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa:
- Ở Nhật Bản đã xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị.
- Nhật Bản đẩy mạnh chính sách bành trướng và xâm lược thuộc địa.
1. Cuộc Duy tân Minh Trị
Câu hỏi 1 SGK Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 66): Dựa vào tư liệu 16.1, em hãy cho biết mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?
Trả lời:
- Mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị:
+ Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
+ Bảo vệ nền độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
Câu hỏi 2 SGK Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 66): Nêu nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị
Trả lời:
- Nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị:
+ Về chính trị: Thành lập chính phủ theo mô hình của Đức sau thống nhất (1871); ban hành Hiến pháp (1889), lập Quốc hội.
+ Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thị trường; cho phép mua bán ruộng đất; xây dựng đường sá, cầu cống,...; phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Về giáo dục: Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc; tăng cường nội dung khoa học - kĩ thuật; cử thanh niên ưu tú đi du học ở phương Tây.
+ Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí.
- Ý nghĩa
+ Cuộc Duy tân Minh Trị thành công đã tạo điều kiện cho sự phát triển của tư bản chủ nghĩa, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản công nghiệp
+ Đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, có vị thế bình đẳng với các nước Âu – Mĩ.
+ Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách kinh tế.
- Đối với thế giới: có ảnh hưởng lớn tới các nước trong khu vực, là tấm gương cho các trí thức, tư bản chủ trương canh tân đất nước tìm đến và học hỏi.
2. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Câu hỏi mục 2 SGK Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 67): Quan sát lược đồ 16.3 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
- Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản:
+ Cuối thế kỉ XIX, ở Nhật Bản đã xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi,...
+ Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa như: Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,…
Luyện tập
Câu hỏi Luyện tập SGK Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 67): Trong cuộc Duy tân Minh Trị, cải cách nào có ý nghĩa quan trọng nhất để Nhật Bản trở thành đế quốc hùng mạnh vào đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
- Trong cuộc Duy tân Minh Trị, cải cách có ý nghĩa quan trọng nhất để Nhật Bản trở thành đế quốc hùng mạnh vào đầu thế kỉ XX:
+ Cải cách về giáo dục vì con người là cốt lõi.
Vận dụng
Câu hỏi vận dụng SGK Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 67): Sau khi tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, theo em, cần học hỏi điều gì để đất nước phát triển
Trả lời:
- Theo em, để đất nước phát triển, cần biết nghiên cứu, học hỏi và tiếp thu có chọn lọc những tri thức tiến bộ của các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới, từ đó, áp dụng vào để cải cách, thay đổi những thứ đã lạc hậu, bất hợp lí còn tồn tại ở đất nước mình trên tất cả các phương diện, hướng đến một xã hội văn minh, tốt đẹp hơn.