Giải Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Mở đầu SGK Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 22 (trang 88): Năm 1859, có một người Việt Nam đi sang các nước châu Âu. Ông đã nhìn thấy những chiếc đèn không cần thắp dâu vẫn sáng, những chiếc xe chạy mà không cần ngựa, bò kéo đi và tận mắt so sánh được khoảng cách của Việt Nam với những vùng đất xa xôi mà người dân lúc bấy giờ không hề biết đến. Đó chính là nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ.

Ông đã đánh lên hồi trống báo động phải duy tân đất nước và trở thành người tiên phong của trào lưu cải cách nửa sau thể kỉ XIX. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến trào lưu cải cách này? Nội dung trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước là gì?

Trả lời:

- Nguyên nhân dẫn đến trào lưu cải cách:

+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

- Nội dung các đề nghị cải cách:

+ Nguyễn Trường Tộ đề nghị: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

+ Trần Đình Túc, Phạm Huy Tế, Đinh Văn Điền, đề nghị: mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.

+ Viện Thương Bạc đề nghị: mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để phát triển ngoại thương.

+ Nguyễn Lộ Trạch đề nghị: chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

1. Nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách

Câu hỏi mục 1 SGK Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 22 (trang 88): Vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách?

Trả lời:

- Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. 

- Triều đình bảo thủ, "đóng cửa" với những tiến bố khoa học kĩ thuật đương thời.

=> Một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thấy rõ những tiêu cực đó, mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX

Câu hỏi mục 2 SGK Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 22 (trang 89): Khai thác sơ đồ 22.2, theo em, các nhà cải cách quan tâm đến những vấn đề nào nhất? Trong bối cảnh đất nước vào cuối thế kỉ XIX, em có đồng ý với những đề xuất đó không? Tại sao?

Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Trả lời:

- Theo em, các nhà cải cách quan tâm đến những vấn đề:

+ Kinh tế: nông nghiệp, công – thương nghiệp, thương nghiệp

+ Quân sự

+ Ngoại thương

+ Khai hoang, 

- Trong bối cảnh đất nước vào cuối thế kỉ XIX, em có đồng ý với những đề xuất đó vì: 

+ Những đề xuất này là rất cần thiết, góp phần đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ, lạc hậu trong sản xuất, phát triển kinh tế.

+ Tiếp thu những tiến bộ khoa học, kĩ thuật trên thế giới 

+ Đồng thời củng cố sức mạnh quốc phòng trong bối cảnh các thế lực đang lăm le xâm lược nước ta.

Luyện tập

Câu hỏi Luyện tập SGK Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 22 (trang 89): Hoàn thành bảng thống kê các nhà cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX theo mẫu dưới đây:

Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Trả lời:

Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Vận dụng

Câu hỏi Vận dụng SGK Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 22 (trang 89): Trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại bài học gì cho chúng ta hiện nay?

Trả lời:

* Bài học để lại cho Việt Nam hiện nay:

- Mở cửa giao lưu với nước ngoài, tiếp cận với các nền văn minh tiên tiến. 

- Bên cạnh đó, cần có những chính sách bồi dưỡng, chiêu mộ nhân tài, đầu tư cho thế hệ tương lai, đầu tư cho quân đội. 

- Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, giao lưu văn hóa.