Mở đầu (trang 54) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 12: Bức ảnh bên được chụp vào ngày 24 tháng 10 năm 1916. Trong ảnh là những người lính Ma-rốc (Maroc) thuộc quân đội Pháp trong chiến hào ở Véc-đoong (Verdun), một trận địa chiến mở đầu cho sự khốc liệt và đẫm máu của Chiến tranh thể giới thứ nhất. Tại sao cuộc chiến khốc liệt này lại xảy ra? Nó để lại những hậu quả và tác động như thể nào đối với lịch sự nhân loại?
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất:
+ Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
+ Duyên cớ trực tiếp: sự kiện Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi.
- Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa. Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ... Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.
- Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:
+ Thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
+ Thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản.
+ Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”
+ Trong quá trình diễn ra chiến tranh, thành công của cách mạng tháng Mười Nga đã đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.
1. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu hỏi (trang 54) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 12: Dựa vào lược đồ 12.1, sơ đồ 12.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trả lời:
* Nguyên nhân sâu xa:
- Từ cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn tranh giành thuộc địa đã dân đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu ở châu Âu.
- Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo – Hung và Italy, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882
- Các nước nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.
- Cả hai khối đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang đe dọa lẫn nhau, tìm cớ gây chiến.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Năm 1912, đế quốc Áo – Hung thôn tính Bosnia và Herzegovina, tình hình bán đảo Balkan trở nên phức tạp.
- Chủ nghĩa dân tộc nổi lên ở Serbia.
- Ngày 28/6/1914, Thái tử của Áo bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Serbia ám sát
=> Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
2. Hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại
Câu hỏi (trang 55) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 12: Dựa vào tư liệu 12.3, bảng 12.4 và thông tin trong bài, em hãy phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.
Trả lời:
* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.
- Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...
- Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.
* Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Các nước đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu,… khiến cho bản đồ châu Âu được phân định lại.
- So sánh lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi:
+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản
+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…
+ Các nước châu Âu khác, như: Anh, Pháp,… bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”
- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
- Trong giai đoạn hai của cuộc chiến, thành công của cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917) đã đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 (trang 56) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 12: Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc?
Trả lời:
Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc vì:
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc chỉ vì quyền lợi của mình mà giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương.
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc vì chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền.
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc vì cuộc chiến tranh này do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới
Luyện tập 2 (trang 56) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 12: Tháng 4/1917, Mỹ bắt đầu tham chiến, Tổng thống Mỹ U.Uyn-xơn phát biểu: “... đây sẽ là trận chiến cuối cùng - trận chiến chấm dứt mọi cuộc chiến". Em có đồng ý với nhận định của ông không? Vì sao?
Trả lời:
Không đồng ý với nhận định của Tổng thống Mỹ U.Uyn-xơn. Vì:
- Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, mâu thuẫn này chưa được giải quyết triệt để. Ngược lại, nhiều mâu thuẫn mới giữa các nước tư bản, đế quốc đã xuất hiện, đó là:
+ Mâu thuẫn giữa các nước thắng với các nước bại trận. Ví dụ: thất bại sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Đức buộc phải kí vào Hoà ước Vécxai với những điều khoản nặng nề; trong khi đó, các nước Anh, Pháp, Mĩ thu được nhiều lợi ích => đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tâm lí bất mãn của người Đức và là duyên cớ để các thế lực phản động ở Đức kích động tư tưởng “phục thù”.
+ Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với nhau vì vấn đề quyền lợi chưa được giải quyết một cách thoả đáng.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm 1929 - 1933 đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. Từ trong cuộc khủng hoảng, các lực lượng phát xít đã xuất hiện và lên nắm quyền ở một số quốc gia (Đức, Italia, Nhật Bản,…). Đến năm 1939, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ.
Vận dụng 3 (trang 56) Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dạy cho em những bài học gì để có thể góp phần giữ gìn hoà bình thế giới?
Trả lời:
- Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.
- Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.
- Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới.
- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.