1. Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước
Câu 1: Dựa vào thông tin trong mục, em hãy vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh và rút ra nhận xét.
Trả lời:
* Nhận xét:
- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.
- Bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai.
Câu 2: Hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chién chống Tống năm 981 trên lược đồ.
Trả lời:
- Những nét chính về cuộc kháng chién chống Tống năm 981:
+ Quân Tống tiến đánh Đại Cồ Việt theo hai đường thuỷ, bộ.
+ Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết,...
+ Quân giặc bị tổn thất nặng nề, tướng Hầu Nhân Bảo tử trận => Quân Tống đại bại, buộc phải rút về nước.
Câu 3: Nêu những nét chính về tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
Trả lời:
- Lê Hoàn lập nên nhà Tiền Lê, đổi niên hiệu là Thiên Phúc, tiếp tục công cuộc xây dựng quốc gia độc lập.
- Chính quyền Trung ương:
+ Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành.
+ Giúp vua bàn việc nước có thái sư (quan đứng đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua có các quan văn, quan võ.
+ Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.
+ Quân đội được xây dựng gồm hai bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua và kinh thành) và quân đóng tại địa phương.
- Ở địa phương:
+ Cả nước được chia thành 10 đạo.
+ Đến năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp. Đơn vị cấp cơ sở là xã, các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ.
- Triều đình rất chú trọng xây dựng pháp luật như định ra luật lệnh (năm 1002) và tăng cường quan hệ ngoại giao với nhà Tống.
2. Đời sống xã hội và văn hoá thời Đinh - Tiền Lê
Câu 1. Trình bày những nét chính về tình hình xã hội thời Đinh - Tiền Lê.
Trả lời:
- Xã hội phân chia thành 2 bộ phận là: thống trị và bị thống trị.
+ Bộ phận thống trị gồm: vua, quan.
+ Bộ phận bị thống trị, gồm: người dân lao động (nông dân, thợ thủ công, thương nhân) và nô tì. Trong đó: nông dân là lực lượng xã hội đông đảo nhất; nô tì có địa vị thấp kém nhất nhưng số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ trong các gia đình quan lại, quý tộc, cung đình…
Câu 2. Đời sống văn hoá thời Đinh - Tiền Lê có điểm gì nổi bật?
Trả lời:
- Giáo dục chưa phát triển, Nho giáo chưa có ảnh hưởng sâu rộng.
- Phật giáo được truyền bá rộng rãi, xây dựng nhiều chùa, các nhà sư được triều đình đề cao, nhân dân quý trọng.
- Xu hướng khôi phục và phát triển văn hoá dân tộc bước đầu đạt được một số thành tựu.
- Những loại hình văn hoá dân gian: ca hát, nhảy múa, đua thuyền,... tiếp tục được gìn giữ.
Luyện tập - Vận dụng
Câu 1. So sánh tổ chức chính quyền thời Đinh và Tiền Lê với thời Ngô.
Trả lời:
* Giống nhau
- Chính quyền trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành.
* Khác nhau:
Tổ chức chính quyền nhà Ngô |
Tổ chức chính quyền nhà Đinh – Tiền Lê |
+ Kinh đô ở Cổ Loa (Hà Nội). + Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ. + Ở địa phương: đất nước được chia thành các châu. + Quân đội chưa được tổ chức quy củ. => Nhận xét: bộ máy nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ khai. |
+ Kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) + Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng. + Ở địa phương: đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu, giáp, xã. + Quân đội được tổ chức thành: cấm quân và quân đóng ở các địa phương. + Định ra luật lệnh (năm 1002). => Nhận xét: bộ máy nhà nước đã có sự hoàn thiện hơn so với thời Ngô, nhưng vẫn còn đơn giản. |
Câu 2. Em có nhận xét gì về vai trò của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
Trả lời:
- Trên cơ sở nắm chắc tình hình và căn cứ vào tương quan lực lượng giữa quân giặc và quân ta. Lê Hoàn đã phán đoán chính xác hướng tiến công của các đạo quân Tống.
- Khẩn trương chuẩn bị lực lượng, xây dựng phòng tuyến chủ động phòng ngự và phản công tiêu diệt quân giặc khi thời cơ xuất hiện.
- Năm 981, lê Hoàn cùng các tướng lĩnh và quân đội đã tổ chức những trận địa phòng thủ vững chắc, lãnh đạo cuộc kháng chiến khiến quân Tống đại bại.
Câu 3. Giả sử em là Đinh Tiên Hoàng, em có chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư không? Vì sao?
Trả lời:
Giả sử em là Đinh Tiên Hoàng, em sẽ chọn đặt kinh đô ở Hoa Lư vì đây là nơi núi non trùng điệp, địa hình hiểm trở.
=> Thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ chiến đấu: sau lưng là rừng, trước là đồng bằng, xa nữa là biển...
=> Tạo thế phòng thủ tự nhiên.