Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 16: Văn minh Chăm - pa

I. Cơ sở hình thành

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình gồm dãy Trường Sơn (phía tây), biển đảo (phía đông), đồng bằng nhỏ hẹp.

+ Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi nhưng có lâm thổ sản, khoáng sản và cảng biển thuận lợi.

- Dân cư và xã hội:

+ Người Chăm gồm hai bộ tộc chính: Dừa và Cau.

+ Chế độ mẫu hệ, xã hội tổ chức theo mô hình ba trục: cảng – thành – trung tâm tôn giáo.

- Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ:

+ Du nhập từ thời văn hóa Sa Huỳnh, ảnh hưởng đến chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước.

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

- Tổ chức nhà nước:

+ Năm 192, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Chăm-pa chống nhà Hán, lập nhà nước Lâm Ấp.

+ Chăm-pa theo mô hình chuyên chế phương Đông, vua đứng đầu, có đại thần và hệ thống quản lý địa phương.

- Chữ viết: Sáng tạo chữ Chăm cổ (A-kha Ha-y-áp) từ chữ Phạn, sau phát triển thành A-kha Thơ-ra.

- Đời sống vật chất:

+ Kinh tế: Trồng lúa, cây hoa màu, bông vải; phát triển thủ công nghiệp (gạch, gốm, luyện kim); buôn bán đường biển sôi động.

+ Sinh hoạt: Nhà ở bằng gỗ/gạch, trang phục gồm quần, váy, áo cánh xếp chéo; ẩm thực chủ yếu là cơm, rau, cá.

- Đời sống tinh thần:

+ Văn học: Sử thi, truyện cổ, ca dao; văn học viết gồm trường ca, thơ triết lý, thơ trữ tình.

+ Tín ngưỡng - Tôn giáo: Vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, phồn thực; tôn giáo gồm Ấn Độ giáo, Phật giáo Đại thừa, Hồi giáo.

- Nghệ thuật:

Kiến trúc: Đền tháp Chăm xây bằng gạch với cấu trúc tầng lặp, đỉnh nhọn.

Điêu khắc: Chạm trổ trên đá, tượng tròn giàu tính ấn tượng.

Âm nhạc: Nhạc cụ độc đáo như trống gi-neng, kèn xa-ra-nai, xuất hiện trong lễ hội truyền thống.

Phong tục tập quán: Nghi lễ cưới hỏi theo mẫu hệ, tang ma phân theo lứa tuổi và đẳng cấp.