1. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- Lí do cần thống nhất:
+ Đã thống nhất lãnh thổ nhưng hai miền có hai bộ máy nhà nước khác nhau.
+ Nhân dân mong muốn một nhà nước thống nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Quá trình:
- Tháng 9/1975, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 24 đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Từ ngày 15 đến ngày 20/ 9/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
- Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội. Quốc hội đã:
+ Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
+ Quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh; Quốc kì - Cờ đỏ sao vàng; Quốc ca - Tiến quân ca; Quốc huy mang dòng chữ “Cộng hòa XHCN Việt Nam”;
⇒ Thành công của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Ý nghĩa:
+ Đáp ứng nguyện vọng nhân dân.
+ Tạo cơ sở pháp lí cho thống nhất toàn diện.
+ Phát huy sức mạnh toàn dân tộc.
2. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
* Biên giới Tây Nam (1978):
- Chính quyền Pôn Pốt xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
- Việt Nam phản công chính đáng, đánh bại quân xâm lược.
→ Bảo vệ chủ quyền, giúp Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng.
* Biên giới phía Bắc (1979):
- Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới.
- Quân dân Việt Nam kiên cường chiến đấu.
→ Bảo vệ vững chắc độc lập và chủ quyền quốc gia.
* Biển đảo:
- Tiếp tục khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa.
- 1988: Bảo vệ Trường Sa, tiêu biểu là trận Gạc Ma.
→ Khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo.
3. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 - 1985
- Chính trị:
+ Đất nước thống nhất, đi lên CNXH.
+ Hiến pháp 1980 được ban hành.
+ Thiết lập quan hệ quốc tế, gia nhập LHQ (1977).
- Kinh tế:
+ Thực hiện 2 kế hoạch 5 năm (1976–1985).
+ Có tiến bộ ban đầu nhưng gặp nhiều khó khăn: Lạm phát kéo dài, thiếu lương thực, hàng hóa khan hiếm.
- Xã hội:
+ Văn hóa, giáo dục được quan tâm.
+ Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nghèo đói.
4. Công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 1991
a) Nguyên nhân tiến hành đổi mới đất nước
- Khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nước.
- Ảnh hưởng từ quốc tế (Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc cải cách,...).
b) Nội dung đường lối đổi mới
- Tiếp tục mục tiêu CNXH nhưng đổi mới toàn diện, trong đó kinh tế là trọng tâm.
- Chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có quản lí.
c) Kết quả và ý nghĩa
- Kinh tế có chuyển biến: tăng trưởng, kiểm soát lạm phát.
- Chính trị ổn định, mở rộng quan hệ đối ngoại.
* Hạn chế:
- Vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng.
- Mất cân đối kinh tế, phân hoá xã hội.
* Ý nghĩa:
- Khẳng định sự đúng đắn của đường lối đổi mới.
- Tạo niềm tin cho nhân dân, nền tảng cho giai đoạn phát triển tiếp theo.