1. Phong trào cách mạng (1918-1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản
a) Phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu
- Nguyên nhân: Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, ảnh hưởng từ Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
* Đức:
+ 9/11/1918: Công nhân nổi dậy, lật đổ chế độ quân chủ, nhưng chính quyền về tay tư sản.
+ 12/1918: Thành lập Đảng Cộng sản Đức.
+ 1919-1923: Các cuộc đấu tranh tiếp diễn nhưng thất bại.
* Anh và Pháp:
+ Anh (1919-1921): 6,5 triệu người bãi công.
+ Pháp: Tổng bãi công ngày 1/5/1920, hơn 1 triệu người tham gia.
- Nhiều Đảng Cộng sản ra đời: Hung-ga-ri (1918), Pháp (1920), Anh (1920), Ita-li-a (1921).
b) Sự thành lập Quốc tế Cộng sản
- Tháng 3/1919: Thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) ở Mát-xcơ-va.
- Hoạt động:
+ Tổ chức 7 kỳ đại hội, định hướng cách mạng thế giới.
+ Năm 1943: Tự giải tán do tình hình thế giới thay đổi.
2. Cuộc đại suy thoái kinh tế (1929 - 1933)
- Nguyên nhân: Sản xuất tăng quá nhanh nhưng sức mua không tăng tương ứng → Hàng hóa dư thừa, suy thoái kinh tế.
- Biểu hiện:
+ Tháng 10/1929: Bùng nổ ở Mỹ, lan rộng toàn cầu.
+ Trầm trọng nhất năm 1932, kéo dài gần 4 năm.
3. Sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu
- Hậu quả khủng hoảng (1929-1933):
+ Anh, Pháp cải cách kinh tế-xã hội.
+ Đức, Italia phát xít hóa bộ máy nhà nước, tái vũ trang.
+ Italia:
1919: Mút-xô-li-ni lập Đảng Quốc gia phát xít.
1922: Quân phát xít chiếm Rô-ma, Mút-xô-li-ni thành Thủ tướng.
1925: Thiết lập chế độ độc tài phát xít.
+ Đức:
1933: Hitler lên làm Thủ tướng, đến 1934 trở thành Quốc trưởng, thiết lập chế độ độc tài, chuẩn bị chiến tranh.
1936: Liên minh Đức - Italia ra đời.
4. Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
+ 1918-1924: Kinh tế tăng trưởng nhưng vẫn có khủng hoảng nhỏ, bất công xã hội cao.
+ 1924-1929: Kinh tế phát triển mạnh, Mỹ thành trung tâm công nghiệp, tài chính quốc tế.
+ 1929-1933: Đại suy thoái, hàng triệu người thất nghiệp, doanh nghiệp phá sản.
+ 1932: Tổng thống P. Roosevelt thực hiện “Chính sách mới” để khôi phục kinh tế.