1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh
* Nguyên nhân bùng nổ
- Việt Nam chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
- Mâu thuẫn sâu sắc:
+ Dân tộc Việt Nam với Thực dân Pháp.
+ Nông dân với Địa chủ phong kiến.
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo ngay sau khi thành lập.
* Diễn biến chính
- Đầu 1930: Công nhân, nông dân đấu tranh đòi cải thiện đời sống.
- Từ tháng 5/1930: Phong trào lan rộng khắp cả nước.
- Tháng 9-10/1930: Đỉnh cao tại Nghệ An, Hà Tĩnh, chính quyền thực dân bị tê liệt.
- Xô Viết được thành lập, ban hành chính sách tiến bộ:
+ Chính trị: Quyền tự do, dân chủ.
+ Kinh tế: Chia đất công, giảm tô, xóa nợ.
+ Xã hội: Dạy chữ Quốc ngữ, xóa bỏ tệ nạn.
+ Đầu 1931: Thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, phong trào tạm thời lắng xuống.
* Ý nghĩa
- Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Hình thành liên minh công-nông.
- Bài học quý báu cho cách mạng sau này.
2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
* Nguyên nhân
- Thế giới:
+ 1935: Quốc tế Cộng sản kêu gọi Mặt trận Nhân dân chống phát xít.
+ 1936: Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, có chính sách tiến bộ.
- Việt Nam:
+ 1934-1935: Phong trào quần chúng dần phục hồi.
+ 7/1936: Đảng xác định nhiệm vụ đấu tranh:
+ Chống chế độ phản động và nguy cơ chiến tranh.
+ Thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
* Diễn biến chính
- Phong trào Đông Dương Đại hội:
+ 1937: Dân chúng mít tinh, biểu tình, đòi dân chủ.
+ 1-5-1938: 2,5 vạn người mít tinh tại Đấu Xảo - Hà Nội.
- Đấu tranh nghị trường: Đảng vận động ứng cử vào Viện Dân biểu Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.
- Báo chí và tuyên truyền:
+ Xuất bản Tiền phong, Dân chúng, Lao động.
+ Sách giới thiệu chủ nghĩa Mác-Lênin.
+ Cuối 1938: Phong trào bị thu hẹp, chấm dứt khi Thế chiến II nổ ra (9/1939).
* Ý nghĩa
+ Buộc thực dân nhượng bộ về dân sinh, dân chủ.
+ Cuộc diễn tập cho Cách mạng Tháng Tám 1945.
+ Đảng rút ra kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức đấu tranh.