1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 - 1930
- 1917: Trở lại Pháp, tham gia Đảng Xã hội Pháp (1919).
- Tháng 6/1919: Gửi Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xai.
- Tháng 12/1920: Tham dự Đại hội Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, đánh dấu bước ngoặt theo cách mạng vô sản.
- 1921: Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
- 1922: Chủ nhiệm báo Người cùng khổ.
- 1923-1924: Tham dự Quốc tế Nông dân, trình bày tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản.
- 1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản báo Thanh niên.
- 1927: Viết sách Đường Kách mệnh, đào tạo cán bộ.
- 1930: Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam
- Tháng 6: Đông Dương Cộng sản Đảng (Hà Nội).
- Tháng 8: An Nam Cộng sản Đảng (Nam Kỳ).
- Tháng 9: Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (Sài Gòn).
* Ý nghĩa: Thể hiện sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tiền đề lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
b) Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Chủ trì: Nguyễn Ái Quốc.
- Thành viên: Đại diện Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng.
- Nội dung:
+ Hợp nhất các tổ chức cộng sản → Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, xác định đường lối cách mạng.
* Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Mục tiêu: Tư sản dân quyền cách mạng & thổ địa cách mạng, tiến lên xã hội cộng sản.
- Nhiệm vụ:
+ Đánh đổ đế quốc Pháp & phong kiến, giành độc lập dân tộc.
+ Thành lập Chính phủ công-nông-binh, tịch thu ruộng đất của đế quốc.
+ Lực lượng: Đảng lãnh đạo giai cấp vô sản, liên kết dân cày nghèo, tiểu tư sản, trí thức.
* Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Chấm dứt khủng hoảng đường lối & giai cấp lãnh đạo.
- Mở đường cho cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ.