Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

1. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

- Giai đoạn 1918 - 1929

+ Kinh tế phát triển nhưng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lạm phát.

+ 1918: Cuộc bạo động gạo với 10 triệu người tham gia.

+ 1922: Thành lập Đảng Cộng sản Nhật Bản, lãnh đạo phong trào công nhân.

- Giai đoạn 1929 - 1933

+ Khủng hoảng nặng nề do tác động của đại suy thoái toàn cầu.

+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

- Giai đoạn 1933 - 1945

+ Nhật Bản phát xít hóa bộ máy nhà nước, mở rộng chiến tranh:

+ 1931: Xâm chiếm Mãn Châu.

+ 1937: Mở rộng chiến tranh tại Trung Quốc.

+ 1941: Tấn công Trân Châu Cảng, tham chiến trên toàn châu Á - Thái Bình Dương.

+ 15/8/1945: Nhật Bản đầu hàng, kết thúc chiến tranh.

2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á

- Trung Quốc

+ 1919: Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ, lan rộng cả nước.

+ 1921: Thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

+ 1927-1937: Nội chiến Quốc Dân Đảng vs. Đảng Cộng sản.

+ 1937: Nhật Bản mở rộng xâm lược, Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản hợp tác kháng chiến.

- Ấn Độ

+ Đảng Quốc đại do Gan-đi lãnh đạo, kêu gọi đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng hóa Anh.

+ 1925: Thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ, thúc đẩy đấu tranh chống thực dân Anh.

- Đông Nam Á

* Phong trào đấu tranh theo hai khuynh hướng:

+ Tư sản: Đảng Dân tộc In-đô-nê-xi-a, Việt Nam Quốc dân Đảng, khởi nghĩa Yên Bái.

+ Vô sản: Thành lập các Đảng Cộng sản (In-đô-nê-xi-a - 1920, Việt Nam - 1930, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin - 1930).

- Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Thành lập mặt trận chống phát xít, kháng chiến chống Nhật.

+ Tháng 8-1945: Chớp thời cơ Nhật đầu hàng, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a giành chính quyền thành công.