1. Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 - 1930
- Diễn ra mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh.
- Giai cấp tư sản dẫn đầu phong trào "chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa" (1919).
- Tiểu tư sản đấu tranh sôi nổi:
+ Thành lập nhà xuất bản tiến bộ (Cường học thư xã, Nam Đồng thư xã).
+ Ra báo Chuông rạn, An Nam trẻ.
+ Tổ chức đấu tranh đòi Pháp thả Phan Bội Châu (1925), Nguyễn An Ninh (1926).
2. Phong trào công nhân
- Giai đoạn 1919 - 1925
+ Lẻ tẻ, chưa có lãnh đạo thống nhất.
+ Hình thức đấu tranh: phá hợp đồng, lãn công, đòi quyền lợi kinh tế.
+ Tiêu biểu: Công nhân nhà máy dệt Nam Định, mỏ than Cẩm Phả, nhà máy rượu Hà Nội.
- Giai đoạn 1925 - 1930
+ Có tổ chức, lãnh đạo thống nhất từ Công hội & các tổ chức cộng sản.
+ Hình thức bãi công, không chỉ đòi quyền lợi kinh tế mà còn có mục đích chính trị.
+ Tiêu biểu: Ba Son (Sài Gòn), Phú Riềng (Bình Phước), xưởng ô tô A-vi-a (Hà Nội).
3. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng
- Việt Nam Quốc dân Đảng (1927)
+ Lực lượng: tư sản dân tộc, học sinh, binh lính Việt trong quân đội Pháp.
+ Mục tiêu: đánh đuổi Pháp, thiết lập dân quyền, chủ trương bạo động, ám sát.
+ Hoạt động tiêu biểu: Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) nhưng thất bại.
- Tân Việt Cách mạng Đảng (1928)
+ Tiền thân: Hội Phục Việt.
+ Phạm vi hoạt động: Chủ yếu Trung Kỳ.
+ Lực lượng: Trí thức trẻ, thanh niên, tư sản yêu nước.
+ Khuynh hướng: Ban đầu dân chủ tư sản, sau chuyển dần sang vô sản.
* Hoạt động chính:
+ Giới thiệu sách báo yêu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin.
+ Tổ chức đấu tranh của học sinh, tiểu thương, công nhân.
+ Gửi đảng viên sang dự lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.