Đọc hiểu
Câu 1 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 26): Sự xuất hiện của hai nhân vật có bất ngờ không ? Dự đoán hành động của họ.
Trả lời:
- Sự xuất hiện của hai nhân vật có bất ngờ thể hiện ở câu văn “...đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên...một chiếc thuyền lưới vó đang chèo thẳng trước mặt tôi”
- Hai nhân vật đang đi vào bờ có thể để lấy những vật phẩm thiết yếu hoặc đồ bị bỏ quên, cũng có thể là dừng chân nghỉ ngơi và vào bờ mua đồ.
Câu 2 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 26): Cảnh tượng này đem lại cho em suy nghĩ gì ?
Trả lời:
- Cảnh tượng người đàn ông rút thắt lưng của lính ngụy đánh vợ một cách tàn bạo đã thể hiện một hiện thực khắc nghiệt, nghiệt ngã, trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp toàn mỹ của bức tranh thiên nhiên trước đó. Đây là bức tranh cuộc sống khổ cực ẩn sau sự hoàn mỹ của phát hiện thiên nhiên mà Phùng đã khám phá trước đó.
Câu 3 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 27): Chú ý những hành động của chú bé Phác với người mẹ
Trả lời:
- Những hành động của chú bé Phác với người mẹ: “ lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt mẹ như muốn lau đi những giọt nước”
→ Hành động vô cùng dịu dàng, thể hiện tình yêu thương đối với mẹ của bé Phác
Câu 4 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 28): Sự tương phản trong chân dung của mẹ và con gái đem lại cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Nếu người con gái mang những nét đẹp thiếu nữ thì người mẹ lại mang vẻ ngoài thô kệch với khuôn mặt bị rỗ. Qua đó em nhận thấy được sự bào mòn của thời gian. Có lẽ trước đây, ở thời thiếu nữ người mẹ cũng đã từng mang dáng dấp của một nàng thiếu nữ như vậy.
Câu 5 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 29): Chú ý những cử chỉ, hành động vái lạy quý tòa của người đàn bà.
Trả lời:
- Cử chỉ, hành động của người đàn bà: hướng về phía Đẩu, chắp tay vái lia lịa.
→ Thái độ run sợ, lo lắng, van xin của người đàn bà hàng chài với chánh án Đẩu.
Câu 6 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 30): Chú ý những thay đổi trong thái độ của người đàn bà
Trả lời:
Sự thay đổi trong thái độ của người đàn bà: Từ lo sợ, khúm núm, van xin cho đến thái độ bình tĩnh, sắc sảo.
Câu 7 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 31): Thử suy đoán về điều “vừa vỡ ra trong đầu” vị chánh án.
Trả lời:
- Điều “vừa vỡ ra trong đầu” vị chánh án có thể là một sự nhận thức mới, một ý tưởng đột phá hoặc một quyết định quan trọng.
Câu 8 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 32): Tại sao hình ảnh con thuyền giữa sóng gió được lặp lại trong đoạn văn này ?
Trả lời:
- Hình ảnh con thuyền giữa sóng gió được lặp lại nhằm nhấn mạnh thông điệp tác giả muốn truyền tải. Đó là hình ảnh mang tính hiện thực nhằm thể hiện những khó khăn, những góc khuất của cuộc đời. Sứ mệnh của người nghệ sĩ không chỉ là đi tìm cái đẹp mà còn phải nhìn thấu đằng sau cái đẹp là giá trị của nó.
Sau khi đọc
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 33): Truyện Chiếc thuyền ngoài xa có thể chia làm mấy phần? Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích.
Trả lời:
- Bố cục : phần
+ Phần 1 : “Lúc bấy giờ...Ở lại chơi thêm vài bữa” : Phùng phát hiện ra bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở vùng phá
+ Phần 2 : “Ngay lúc ấy...chiếc thuyền lưới vó đã biến mất” : Cảnh bạo lực gia đình của gia đình hàng chài
+ Phần 3: “Tôi thầm cảm ơn Đẩu...mẹ nó không bị đánh” : Câu chuyện về người đàn bà hàng chài và thằng Phác
+ Phần 4 : Đoạn còn lại : Khung cảnh chiếc thuyền trước sóng gió và những suy tư của nhân vật Phùng về bức ảnh được chọn
- Sơ đồ về mối quan hệ giữa các nhân vật :
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 33): Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của ai? Ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn này.
Trả lời:
- Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của: nhiếp ảnh gia Phùng
- Ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn này:
+ Tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo
+ Lời kể khách chân thật, khách quan, giàu thuyết phục
+ Góp phần tạo nên tính đa chiều trong cảm nhận, đánh giá về nhân vật.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 33): Phân tích sự biến đổi trong cảm nhận của Phùng về những ngư dân trong tác phẩm.
Trả lời:
Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nhân vật Phùng ban đầu có cảm nhận hơi xa lạ với cuộc sống của những ngư dân. Tuy nhiên qua quá trình tiếp xúc và trải nghiệm, cảm nhận của Phùng dần thay đổi.
+ Tâm trạng của Phùng khi chứng kiến hiện thực đời sống: Cảnh tượng người đàn ông hàng chài đánh vợ một cách tàn nhẫn và càng kinh ngạc hơn khi người đàn bà bị đánh kia “không kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”. Sau đó, hình ảnh thằng bé giật lấy chiếc thắt lưng quật thẳng ngực người đàn ông; còn lão ta “dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo dúi xuống cát”. Chứng kiến cảnh đó nghệ sĩ Phùng “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn lặng”…
+ Tâm trạng của nhân vật Phùng khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài: hoàn cảnh gia đình, lí do không muốn vỡ lẽ. Lúc này, tâm trạng của Phùng có nhiều sự thay đổi
- Người đàn bà hàng chài: Đằng sau bề ngoài thô kệch, lam lũ là người phụ nữ trải đời sâu sắc, có tình yêu thương con vô bờ bến, là người vợ bao dung, thấu hiểu chồng.
- Gã chồng vũ phu: Là người đáng tráng nhưng cũng đáng thương. Gã không chỉ là tội nhận mà còn là nạn nhân của hoàn cảnh quẫn bách, khó khăn
- Thằng Phác: Đằng sau hành động trái với luân thường đạo lí ấy là tình thương mẹ vô bờ bến.
→ Quá trình chuyển biến cảm xúc, thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng: từ hạnh phúc ngỡ mình nhìn thấy vẻ đẹp toàn bích của khung cảnh thiên nhiên đến cảm giác sững sờ, kinh ngạc, phẫn nộ trước bức tranh cuộc sống phũ phàng; từ sự thương hại trước vẻ nhẫn nhục đến sẻ chia, cảm thông; từ thái độ bất bình gay gắt trước những hoàn cảnh nghịch lí đến thấu hiểu lẽ đời.
→ Qua sự thay đổi trong cảm nhận của nhân vật Phùng tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu biển cả, sự kiên trì, bền bỉ của con người trong cuộc sống và về sự tôn trọng, thấu hiểu lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 33): Phân tích tính đa diện trong tính cách của người đàn bà hàng chài.
Trả lời:
- Một mặt người phụ nữ ấy mang tính cách nhẫn nhục, chịu đựng, hay chính là sự yếu đuối, bất lực trước những trận đòn roi và tính khí nóng nảy của người chồng. –
- Mặt khác, người đàn bà hàng chài cũng mang một tính cách mạnh mẽ, kiên cường. Đó là sự mạnh mẽ của một người phụ nũ miền biển, mạnh mẽ đứng dậy tiếp tục mưu sinh sau những ngày vất vả, sau những trận đòn roi đau đớn.
- Người đàn bà hàng chài cũng mang tính cách rất thâm trầm và sâu sắc, thể hiện qua sự thấu hiểu lẽ đời và những lời tâm sự với chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 33): Chỉ ra tính đối thoại trong cái nhìn của người đàn bà hàng chài với cái nhìn của Phùng và Đẩu. Từ đó, nêu lên chủ đề của tác phẩm.
Trả lời:
* Tính đối thoại trong văn bản được hiểu là thể hiện sự đối lập về lập trường, tư tưởng của các nhân vật, làm nên đặc điểm đa chiều cho tác phẩm. Điều đó đã được thể hiện vô cùng sâu sắc qua cuộc nói chuyện của người đàn bà hàng chài với Phùng và Đẩu ở toàn án huyện:
- Cách nhìn của Phùng và Đẩu: Khi chứng kiến cảnh chồng đánh vợ của gia đình hàng chài, Phùng và Đẩu yêu cầu đề nghị giúp đỡ và khuyên người đàn bà bỏ chồng. Và khi nghe được lời nói của người đàn bà, Phùng không thể hiểu được điều đó “Sau câu nói của người đàn bà, tôi cảm thấy không gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá”, cảm thấy những điều này “không phải dễ nghe”. Phùng và Đẩu cảm thấy người đàn bà khốn khổ này quá cam chịu, không hiểu được lí do tại sao người đàn bà không chịu nhận sự giúp đỡ này
- Cách nhìn của người đàn bà hàng chài: Kiên quyết không bỏ chồng và đưa ra những lí lẽ thuyết phục:
+ Phải cần có người đàn ông trong gia đình để nuôi một đàn con “đám đàn bà ở thuyền chúng tôi cần có một người đàn ông chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp con nào cũng trên chục đứa”.
+ Chức phận của người đàn bà ở thuyền: sống cho con chứ không phải cho mình “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.
→ Qua đó cho thấy người đàn bà có cách nhìn thấu hiểu lẽ đời sâu sắc.
Chủ đề của tác phẩm: Sự khắc nghiệt của cuộc sống, sự kiên trì và lòng dũng cảm của con người trước khó khăn, cũng như vẻ đẹp tinh thần và tình yêu thương con người.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (trang 33): Hãy trình bày quan điểm của em về sự lựa chọn cách sống của người đàn bà hàng chài.
Trả lời:
- Em cho rằng người đàn bà hàng chài lựa chọn cuộc sống như vậy trong hoàn cảnh như vậy là sự lựa chọn bắt buộc. Bởi bản thân không thể nuôi nổi tất cả các con, còn phụ thuộc vào người chồng và quan trọng hơn hết người đàn bà vẫn luôn mang một ơn huệ của người chồng. Vì vậy, nhờ vào tình thương con và vì tương lai của những đứa con, chị chấp nhận hi sinh cuộc đời chị để gieo hy vọng vào tương lai, cuộc sống của các con sẽ no đủ, đầm ấm hơn. Qua sự lựa chọn đó, em thấy người đàn bà hàng chài là một người phụ nữ giàu đức hy sinh.