Đọc hiểu
Câu 1 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 63): Chú ý chỉ dẫn sân khấu để hình dung về nhân vật và bối cảnh
Trả lời:
- Đồng chí Đoàn Xoa- cán bộ huyện tỉnh được chuyển về trung ương làm chuyên viên là người vô cùng nghiêm túc. Trong lần về thăm nhà, đồng chí đi thăm đồng khiến mọi người đứng lên chào đón vô cùng trịnh trọng.
Câu 2 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 64): Hành động giả vờ hỏi của ông Đoàn Xoa khi đi thăm đồng đã nhận được câu trả lời như thế nào từ phía bà con?
Trả lời:
- Ông đã nhận được câu trả lời không đúng sự thật của bà con, vì mọi người đang giấu việc làm khoán chui. “ Đồng chí khuyến khích chúng tôi làm sai đấy à”. Câu trả lời thêm dẫn chứng để trở nên thuyết phục hơn “..Đồng ruộng cứ cấy chung, gặt chung vui lắm...làm toàn xã rồi”.
Câu 3 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 65): Tại sao những người thân của ông Đoàn Xoa cũng không dám nói thật với ông?
Trả lời:
- Vì mọi người sợ ông Đoàn Xoa sẽ phát hiện ra sự thật người dân đang khoán chui ruộng đất để cày.
Câu 4 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 66): Điều cụ Bản “cam đoan” liệu có xảy ra?
Trả lời:
- Điều cụ Bản “cam đoan” có thể sẽ xảy ra.
Câu 5 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 67): Câu nói “Loạn,loạn đến nơi rồi”, thể hiện suy nghĩ, tâm trạng gì của ông Đoàn Xoa?
Trả lời:
- Câu nói “Loạn, loạn đến nơi rồi!” của ông Đoàn Xoa thể hiện tâm trạng tức giận, bàng hoàng không thể tin nổi khi phát hiện ra việc người dân trong làng đang làm khoán chui. Ông nghĩ việc làm này của người dân là vì lợi ích cá nhân, không phải là lợi ích của cộng đồng và đi ngược lại với tư tưởng xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ.
Câu 6 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 68): Em hiểu thế nào là bán chui?
Trả lời:
- Bán chui là làm ra của cải như lương thực, thực phẩm ( cá, thịt,..) mà không đem về nạp vào mậu dịch tức là nạp cho nhà nước mà lại đem bán và thu tiền cá nhân. Bởi vì thời kì này, mọi của cải đều là của nhà nước, người dân làm ra nhưng không được phép bán.
Câu 7 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 69): Thái độ, hành động của Quân với ông Xoa có gì khác các nhân vật Cụ Bản và Hướng
Trả lời:
- Lúc đầu, Quan thể hiện với thái độ lễ phép, xưng hô “tôi – bác” với ông Xoa. Nhưng khi ông Xoa đưa ra các lí lẽ về việc Quân phá chính sách nhà nước, phải chịu trách nhiệm và với nước thì Quân chuyển sang xưng là “tôi – ông” với thái độ tức giận, khó chịu, không hiểu nổi của ông Xoa. Cuối đoạn đối thoại, Quân thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm với lối suy nghĩ lạc hậu, còn hạn hẹp của ông Xoa.
Câu 8 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 70): Chú ý thái độ mỉa mai của Quân khi gọi ông Xoa là “ ông duy vật”.
Trả lời:
- Khi gọi ông Xoa là “ ông duy vật”, Quân đã thể hiện thái độ mỉa mai, châm biến với lối suy nghĩ duy ý chí, lạc hậu, hạn hẹp của ông Xoa.
Sau khi đọc
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 70): Tóm tắt và nêu tình huống của đoạn trích
Trả lời:
- Tóm tắt: Ông Đoàn Xoan có dịp về thăm nhà, thăm lại làng xã thấy mọi việc có tiến triển tốt đẹp, ông muốn ở lại chơi thêm mấy hôm mà không biết rằng cả xã đang giấu việc làm khóa chui. Trong quá trình dạo quanh xóm làng, ông đã sinh nghi vì thấy ruộng đồng chia nhỏ nhưng không một ai chịu nói sự thật. Cho đến cuộc nói chuyện với Cụ Bản, ông Đoàn Xoa mới vỡ lẽ ra sự thật và ông không thể chấp nhận được, muốn báo lên trung ương. Ông lại ra bãi biển mua cá, thấy ngư dân cũng “bán chui”, lấy của công bán cho riêng mình, ông và anh thuyền trưởng đối chất tư tưởng với nhau, và kết thúc đoạn trích là sự hậm hực của ông Đoàn Xoa trước tình thế loạn lạc như này.
- Tình huống của đoạn trích: Ông Đoàn Xoa về thăm làng có nhiều sự thay đổi tích cực. Đang ngồi nói chuyện với mọi người ông nhận ra cả xã đã bí mật thực hiện khoán chui. Trước sự thật đó, ông không chấp nhận được và muốn báo lên trung ương.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 70): Dòng nào dưới đây nêu đúng về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích?
A. Ngôn ngữ đối thoại và chỉ dẫn sân khấu
B. Ngôn ngữ độc thoại và chỉ dẫn sân khấu
C. Ngôn ngữ đối thoại và bàng thoại
D. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại
Trả lời:
Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích là: A (Ngôn ngữ đối thoại và chỉ dẫn sân khấu).
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 71): Đoạn trích thể hiện xung đột giữa những nhân vật nào? Vì sao giữa các nhân vật đó lại nảy sinh xung đột?
Trả lời:
- Đoạn trích thể hiện trực tiếp xung đột giữa Cụ Bản, anh thuyền trưởng, thủy thủ và ông Đoàn Xoa
- Giữa các nhân vật xảy ra xung đột bởi sự khác biệt về mặt tư tưởng, quan điểm :
+ Cụ Bản cho rằng cốt yếu vẫn là dân no đủ, ấm no và đó phải là một niềm vui cho tất cả mọi người. Còn ông Đoàn Xoa là một người đề cao nguyên tắc đến mức giáo điều, chỉ cần làm đúng luật mà không xem xét lại lý luận có phù hợp với thực tiễn hay chưa.
+ Thủy thủ chỉ quan tâm đến lệnh thuyền trưởng, không quan tâm đến hệ thống cán bộ, Đảng ủy,...Ngược lại với ông Đoàn Xoa mọi việc đều phải được thông qua từ trên xuống dưới.
+ Thuyền trưởng Quân cho rằng hợp tác xã là trái tự nhiên, kìm hãm sự phát triển của con người vì thế nên mọi người ra ngoài làm ăn cá nhân là điều tất yếu. Còn ông Đoàn Xoa vẫn thấy rằng làm việc tập thể là tốt nhất, hợp tác xã là biện pháp tối ưu giúp ai cũng được phát triển.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 71): Em có đồng tình với ý kiến “Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên...”, “Nguyên do của cái nghèo, một phần vì còn tồn tại nhiều người nghĩ trái tự nhiên như ông đấy." của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xoa không? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng tình với ý kiến của thuyền trưởng Quân bởi lẽ ông Đoàn Xoa chỉ quan tâm đến nguyên tắc và lý thuyết mà không để ý đến thực tế rằng hợp tác xã đang kìm hãm sự phát triển của mọi người, dần dần kéo theo là kìm hãm sự phát triển của đất nước. Người trái ngược với tự nhiên chính là làm ngược lại với quy luật phát triển của con người. Đời sống nhân dân lao động không được chăm lo ắt hẳn họ phải đứng lên tự mình phát triển.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 71): Em sẽ bày tỏ quan điểm như thế nào nếu như có ý kiến cho rằng chỉ cần chi tiết phát hiện sự việc “khoán chui” là đủ thể hiện được tính cách nhân vật ông Đoàn Xoa và chủ để tác phẩm (mà không cần đến chi tiết phát hiện “bán chui” cá ở bãi biển)?
Trả lời:
- Em không đồng ý với ý kiến cho rằng chỉ cần chi tiết phát hiện sự việc “khoán chui” là đủ thực hiện được tính cách nhân vật ông Đoàn Xoa và chủ đề tác phẩm (mà không cần đến chi tiết phát hiện “bán chui” ở bãi biển này).
+ Chi tiết phát hiện sự việc “khoán chui” của ông Đoan Xoa chỉ mới thể hiện được một phần nhỏ trong lối suy nghĩ của ông Đoàn Xoa. Đọc tới chi tiết, người đọc mới cảm nhận được những cảm xúc, thái độ ngỡ ngàng, bức xúc của ông với chi tiết khoán chui. Chi tiết này chưa đủ để cho người đọc hiểu được suy nghĩ cũng như tính cách của nhân vật.
+ Chi tiết phát hiện “bán chui” ở trên biển mới là xungg đột chính thể hiện tính cách của nhân vật Đoàn Xoa qua hai cuộc đối thoại ở đoạn sau. Trước hết, với anh thủy thủ, khi biết rằng cá không được mang đến cho mậu dịch, ông cho rằng các thủy thủ đánh cá đang làm hành động trái với pháp luật, đi trái chơi chủ trương của nhà nước, yêu cầu phải lập biên bản. Cho thấy lối suy nghĩ bảo thủ, cứng nhắc của ông Xoa. Đỉnh cao sự xung đột kịch chính là xung đột giữa thuyền trưởng Quân và ông Đoàn Xoa. Ông vẫn khăng khăng rằng cá là sản phẩm của nhà nước và đoàn thuyền của Quân không có quyền đem ra ngoài bán. Ông cho rằng người dân phải làm việc lý tưởng chứ không nên vì miếng ăn, phải xây dựng cho tổ quốc vì đất nước còn nghèo. Qua đó, có thể thấy được tầm nhìn hạn hẹp, lỗi thời, trái với quy luật tự nhiên của ông Xoa.
=> Hai chi tiết trên đã thể hiện đầy đủ tính cách của nhân vật ông Xoa: một người cán bộ luôn muốn xây dựng đất nước phát triển nhưng coi trọng nguyên tắc, cứng nhắc, tư tưởng, bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Loạn đến nơi rồi (trang 71): Việc nhân vật Đoàn Xoa trở thành đối tượng bị châm biếm trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Em suy nghĩ về vấn đề đường lối lãnh đạo của các cán bộ. Đường lối được đưa ra dựa trên lý thuyết, nếu lý thuyết xa rời thực tế sẽ không hiệu quả. Vì vậy các cán bộ nhà nước khi đưa ra bất kỳ một điều luật hay đường lối nào cần theo dõi sát sao và cần linh hoạt để nhanh chóng thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống.