Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương - Ngữ văn 12 Cánh Diều

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (trang 123): Chú ý “Chí làm trai” và quan niệm sống của nhân vật trữ tình

Trả lời:

- Chí làm trai: “Làm trai phải lạ ở trên đời” trong đó “lạ” có nghĩa là phải sống khác với mọi người, không được giống ai để tạo nên sự khác biệt. Nghĩa là nam nhỉ phải làm nên nghiệp lớn xưng danh với thiên hạ, phải “lạ” ở trên đời

- Quan niệm sống của nhân vật trữ tình “Há để càn khôn tự chuyển dời”. Thời xưa người ta thường phó mặc cuộc đời cho hai chữ số phận, mệnh người do trời định đoạt. Nhưng trong bài thơ, chí làm trai là phải tự mình chủ động xoay chuyển thời thế. Đó là lối sống chủ động, không chùn bước, nản chí để mặc cho hoàn cảnh chi phối mà phải có bản lĩnh để chi phối hoàn cảnh.

Câu 2 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (trang 123): Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có tác dụng gì?

Trả lời:

- Trong hai câu thực: 

+ Sự đối lập về ý trong câu thơ “Ư bách niên trung tu hữu ngã”. “Tu hữu ngã” nghĩa là phải có ta. Tác giả tự xưng bản thân mình là “ta” một cách ngạo nghễ.

→   Ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập với sự tự cao cá nhân.

- Trong hai câu luận: 

+ Câu thơ “Non sông đã chết, sống thêm nhục” sử dụng cặp từ đối nhau “sống- chết”

→   Nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: Triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước. Từ đó, tác giả thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đớn đau của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng

Hai câu thơ thực đối với hai câu luận làm nổi bật lên quan niệm sống của nhân vật trữ tình: ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân, vai trò của cá nhân trong bối cảnh thời đại lịch sử của đất nước.

Sau khi đọc

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (trang 123): “Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong hai câu đề?

Trả lời:

- Chí làm trai là không được tầm thường , cần phải phấn đấu lập công danh, lưu danh tên tuổi. Bên cạnh đó, người nam nhân cần phải mạnh mẽ, ý chí quyết đoán, vận mệnh của bản thân phải do chính bản thân mình nắm giữ, thậm chí còn thay đổi “càn khôn”. Chính là sự biến động của thời cuộc, giặc Pháp xâm lược và chế độ phong kiến đổ nát, khiến đất nước lầm than, nhiễu loạn. Là một người nam nhân không thể chỉ đứng yên bất lực, lẩn tránh mà cần hành động tìm giải pháp.

Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (trang 123): Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận (ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,...).

Trả lời:

- Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc

+ Tư tưởng “trăm năm cần có tớ” : khẳng định giá trị cá nhân và khát khao đóng góp cho đất nước.

+ Câu hỏi tu từ “há không ai”: thể hiện khát vọng ra đì tìm đường cứu nước; nhắn nhủ, gửi gắm tới các thế hệ sau

→  Ý thức về cái tôi: trách nhiệm, sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó

- Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ:

+ “Non sông đã mất sống thêm nhục”

- Nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: Triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước. 

→  Thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đớn đau của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng

+ “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”

- Nhận thức về sự lỗi thời và lạc hậu của nền Nho học: Trong giờ phút này, việc học Tam tự kinh, Luận ngữ hay các triết lý Nho học không thể đấu lại với súng đạn của kẻ thù, không thể vực dậy đất nước bằng lối tư duy cứng nhắc, thiếu linh hoạt ấy nữa.

→  Thái độ dứt khoát từ bỏ cái cũ, lạc hậu lỗi thời để tiến đến với một tư tưởng mới, đặt những bước đi đầu tiên trên con đường cứu nước theo khuynh hướng tư bản. 

→  Thể hiện quan niệm sống mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.

Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (trang 123): Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở hai câu kết?

Trả lời:

- Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu kết: “Muốn vượt biển Đông theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Hai câu thơ này thể hiện khát vọng hành động, tư thế buổi lên đường của nhân vật. Tác giả dựng bối cảnh kì vĩ, hiện lên qua hình ảnh thơ “trường phong” (ngọn gió dài), “thiên trùng bạch lãng” (ngàn đợt sóng bạc) phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này muốn theo dõi ngọn gió dài đi qua biển Đông, vượt qua ngàn đợt sóng bạc để bay lên. Điều này thể hiện khát vọng hào hùng, mãnh liệt của nhân vật, khao khát giải phóng dân tộc, khát vọng sống cao cả và tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ.

Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (trang 123): Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,...

Trả lời:

- Hình tượng thiên nhiên:

+ Hình ảnh “con gió lớn” tượng trưng cho làn gió mới, con đường mới ở chân trời hy vọng, tác giả mong muốn có thể học hỏi nhiều điều từ Nhật Bản.

+ Cảnh tượng “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”, mang đến cho người đọc khung cảnh kỳ vĩ của thiên nhiên trong ngày người chí sĩ ra đi, thể hiện tầm vóc lớn lao, tâm hồn cao đẹp, kiêu hãnh, hùng tráng của người ra đi nổi bật hẳn lên trên cái nền sóng nước, mây trời.

- Nghệ thuật đối:

+ Hai câu thực: sự đối nhau hài hòa giữa sự vô hạn của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Trong một trăm năm hữu hạn ấy, người nam nhi phải thực hiện được chí làm trai và cũng trong ngàn năm sau đó phải để lại được tiếng thơm cho đời

+ Hai câu luận: Sự đối nhau giữa sống và chết, cái tồn tại và không tồn tại. Khi non sông đã chết, sống cũng không ích gì. Sách Thánh Hiền còn đó nhưng không thể đấu lại súng đạn quân thù. Chính sự đối lập này đã thể hiện một tư tưởng vô cùng tiến bộ của Phan Bội Châu - một nhà Nho vốn đề cao tư tưởng Nho giáo.

- Giọng điệu: Giọng thơ nhiệt huyết, lay động này đã tiếp thêm sức mạnh, đã thổi bùng khát khao cho biết bao kẻ sĩ thời ấy có mong muốn thực hiện chí lớn vì sự nghiệp dân tộc của mình.

Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (trang 123): Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Trả lời:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Em cảm nhận được sự kiên trì và quyết tâm của nhân vật khi ông quyết tâm “làm trai phải lạ ở trên đời”, không chấp nhận cuộc sống bình thường mà luôn theo đuổi những ước mơ và kỳ vọng lớn. Điều này cho thấy nhân vật có một tinh thần không ngại khó khăn, không ngại thách thức, luôn sẵn lòng vượt qua mọi rào cản để đạt được mục tiêu của mình. Đồng thời, em cũng cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của nhân vật. Điều này thể hiện qua khát vọng lớn lao của nhân vật: không chỉ bộc lộ tấm lòng yêu nước, mà còn nêu lên một tinh thần sẵn sàng chống giặc cứu nước. Điều này cho thấy nhân vật có một lòng yêu nước mãnh liệt, luôn coi trọng lợi ích của quê hương, đất nước trên hết. Tóm lại, nhân vật trữ tình trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về một người trai tráng, một nhà cách mạng đầy nhiệt huyết và quyết tâm, luôn sẵn lòng vì quê hương, đất nước. Đây chính là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngày nay.

Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (trang 123): Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ còn có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề này bằng một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng)

Trả lời:

- Em tin rằng quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ còn có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ ngày nay. Những giá trị mà bài thơ mang lại như lòng yêu nước, tinh thần không ngại khó khăn, quyết tâm theo đuổi ước mơ và kỳ vọng lớn là những điều mà thế hệ trẻ cần học hỏi và tiếp nối. Bài thơ cũng khích lệ thế hệ trẻ phải tự tin, kiên trì và không ngại thách thức để đạt được mục tiêu của mình. Đây chính là những giá trị quý giá mà thế hệ trẻ cần phải nắm bắt và phát huy trong cuộc sống hiện đại ngày nay.