Soạn bài Quyết định khó khăn nhất - Ngữ văn 12 Cánh Diều

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Quyết định khó khăn nhất (trang 94): Vì sao Đại tướng quyết định triệu tập Đảng ủy Mặt trận họp gấp ?

Trả lời:

- Đại tướng quyết định triệu tập Đảng ủy mặt trận họp gấp vì phải chuyển từ phương án “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”.

Câu 2 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Quyết định khó khăn nhất (trang 95): Vì sao Đại tướng quyết định thay đổi phương châm tác chiến?

Trả lời:

- Nguyên nhân do sự thay đổi phái địch. Cụ thể địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Vì thế không thể đánh theo kế hoạch đã định, chắc chắn sẽ thất bại.

Câu 3 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Quyết định khó khăn nhất (trang 97): Chú ý nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng nhấn mạnh

Trả lời:

- Nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng nhấn mạnh là “đánh chắc thắng”

Câu 4 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Quyết định khó khăn nhất (trang 97): Chú ý bài học sâu sắc về dân chủ nội bộ

Trả lời:

- Bài học dân chủ nội bộ: cần ghi nhận, tôn trọng ý kiến đóng góp của mỗi cá nhân trong một tập thể.

Sau khi đọc

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Quyết định khó khăn nhất (trang 99): Văn bản kể lại sự kiện gì? “Quyết định khó khăn nhất” ở đây là gì? Ai là người kể lại?

Trả lời:

Văn bản kể lại sự kiện: 

+ Phần 1: Đại tướng Võ Nguyên Giáp triệu tập Đảng ủy Mặt trận để chuyển phương án chiến đấu

+ Phần 2: Sự thay đổi phương châm tác chiến và nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng đề ra

+ Phần 3: Bài học sâu sắc về dân chủ nội bộ.

“Quyết định khó khăn nhất” ở đây là việc thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Người kể lại câu chuyện là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những Đảng viên đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương và hoạt động cách mạng từ năm 1925. 

Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Quyết định khó khăn nhất (trang 99): Dẫn ra một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh phải đưa ra “Quyết định khó khăn nhất”.

Trả lời:

Một số câu văn :

+ Tinh thần bộ đội là rất quan trọng, nhưng quyết tâm cần có cơ sở : Suy nghĩ của đại tướng về việc đi theo phương án cũ là không có cơ sở

+ Chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là : Đánh chắc thắng....nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không ? : Ông gợi nhắc về điều quan trọng cốt yếu nhất cần lưu ý trong chiến dịch Điện Biên Phủ

+ Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là ...đánh chắc tiến chắc" : Thái độ quyết tâm nên thay đổi phương án tấn công

Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Quyết định khó khăn nhất (trang 99): Tính xác thực của thể loại hồi kí được thể hiện qua những yếu tố nào của văn bản?

Trả lời:

- Tính xác thực được thể hiện qua các số liệu cụ thể ( đại đoàn 308 ; Trần Đình;...). Địa điểm cụ thể ( Hành lang Điện Biên Phủ, Luông Pha Băng, Tây Nguyên, Sở chỉ huy, cuộc họp Đảng ủy Mặt trận,...). Thời gian cụ thể (14h30; 17h ; 26/01/1954;..)

Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Quyết định khó khăn nhất (trang 99): Hãy nhận xét về thủ pháp trần thuật ở phần 2 của văn bản.

Trả lời:

- Ở phần hai của văn bản đã kể lại cuộc họp vào sáng ngày 26 tháng 1 năm 1954 của đại tướng Võ Nguyên Giáp với các cán bộ trong Đảng uỷ để bàn về quyết định thay đổi phương châm tác chiến.

- Người kể chuyện: đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo ngôi thứ nhất- là người trực tiếp tham gia cuộc họp → đảm bảo tính khách quan, chính xác của sự việc.

→  Nhận xét:

- Việc sử dụng thủ pháp trần thuật đã cho người đọc thấy được khung cảnh toàn bộ cuộc họp của Mặt trận Đảng ủy qua những lời đối thoại của đại tướng Võ Nguyên Giáp với đồng chí Vi Quốc Thanh, Chủ nhiệm chính trị Lê Liêm, chủ nhiệm cung cấp Đặng Kim Giang…

- Miêu tả cuộc họp diễn ra với không khí khẩn trương, căng thẳng, quyết liệt để nhanh chóng đưa ra quyết định cuối cùng cho trận đánh đặc biệt quan trọng. 

- Góp phần thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tài năng quân sự xuất chúng, sự nhạy bén của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Quyết định khó khăn nhất (trang 99): Theo em, tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất”?

Trả lời:

Theo em, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất” vì việc thay đổi chuyển từ phương châm đánh nhanh giải quyết sang đánh chắc tiến chắc ngay ở thời điểm then chốt khi giờ nổ súng đã cận kề có nghĩa là mọi công tác chuẩn bị chúng ta sẽ làm lại từ đầu.

- Trước đó, để mở 82 km đường và kéo pháo vào trận địa, là kết quả của mồ hôi xương máu của bộ đội, bao nhiêu tiền của của nhân dân đã nổ ra. Nếu thay đổi kết hoạch sẽ phải kéo pháo ra khỏi trận địa.

- Trận đánh đã phải lùi lại 5 ngày (từ ngày 20 lùi lại ngày 25 tháng 1 năm 1954) do việc kéo pháp vào trận địa gặp khó khăn, nay lại tiếp tục hoãn mà chưa ấn định được thời gian mở màn chiến dịch à Ảnh hưởng tới tinh thần chiến đấu của mọi người.

Ý nghĩa của trận đánh: trận Điện Biên Phủ là trận quyết chiến lược hình thành dần trong tính toán của cả hai phía Nam trong chiến dịch Đông – Xuân 1953 – 1954. Trước khi ra chiến dịch, Bác Hồ đã dặn Đại tướng rằng “trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng thì không đánh”. Đây là quyết đinh đặc biệt khó khăn và có ý nghĩa tác động tới toàn bộ cuộc chiến nên Đại tướng cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của mình. Cuối cùng, quyết định ấy đã tạo ra chiến thắng để kết thúc chín năm kháng Pháp, mở tra một trang sử mới cho Việt Nam và ghi dấu một dấu son chói lọi vào lịch sử quân sự thế giới. Bên cạnh đó, cũng thể hiện sự sáng suốt và tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tầm nhìn chiến lược sắc bén, dám quyết định và chịu trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc để đưa ra quyết định đặc biệt quan trọng ấy. 

Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 12 Cánh Diều - Soạn bài Quyết định khó khăn nhất (trang 99): Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản là gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?

Trả lời:

- Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản:

+  Cần phải tôn trọng thực tế, nắm vững quan điểm thực tiễn và phải luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn. 

(Khi thấy tình hình thay đổi nhưng mục tiêu tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ thì Đại tướng đã kiến quyết thay đổi phương châm, cách đánh, dù cách đánh ấy đã thành nghị quyết, đang triển khai.)

+ Biết chờ thời cơ. 

- Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống hiện nay:Là bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác chỉ huy:

+ Phải bám sát tình hình thực tiễn, nhận định đánh giá những thuận lợi khó khăn và giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng

+ Phát huy trí tuệ tập thể gắn liền với tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu

+ Người chỉ huy cần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao.