Soạn bài Đồng chí Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức

Trước khi đọc

Câu 1 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 37): Ở lớp 6 và lớp 7, em đã được học những thể thơ nào? Đọc một bài thơ thuộc thể thơ đó.

Trả lời:

- Những thể thơ đã được học: lục bát, bốn chữ, năm chữ, tự do.

- Một số bài thơ như: Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con,...

Câu 2 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 37): Nêu tên một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm chiến tranh mà em đã học, đã đọc.

Trả lời:

- Một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm chiến tranh: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Tây tiến…

Đọc văn bản

Câu 1 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 38): Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp thơ.

Trả lời:

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 7/8

- Số dòng trong mỗi khổ thơ: 

+ Khổ 1: 7 dòng

+ Khổ 2: 10 dòng

+ Khổ 3: 3 dòng

- Vần và nhịp thơ: vần chân, vần lưng, 

+ Nhịp thơ: 3/2/2

Câu 2 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 38): Những điều góp phần hình thành tình đồng chí ở những người lính.

Trả lời:

– Cùng nguồn gốc, giai cấp, cảnh ngộ: đều là nông dân từ những vùng quê nghèo.

– Cùng chí hướng, nhiệm vụ: súng bên súng đầu sát bên đầu, cùng mang trong mình tình yêu nước, quyết tâm chiến đấu vì đất nước.

– Cùng nhau trải qua gian khó: đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Câu 3 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 38): Tình cảm của những người đồng chí dành cho nhau.

Trả lời:

– Sự cảm thông sâu xa những tâm sự, nỗi lòng của nhau: nỗi nhớ, lo toan quê nhà, giếng nước, gốc đa, những hình ảnh thân thương, bình dị đều mang nỗi xót xa Ruộng nương anh gửi bạn thân cày…nhớ người ra lính.

– Chia sẻ gian lao, thiếu thốn Áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá … Chân không giày ; có những khoảnh khắc cùng trải qua đau khổ từng cơn ớn lạnh, sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 39): Những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện như thế nào qua bài thơ Đồng chí?

Trả lời:

– Bài thơ Đồng chí không quy định số tiếng trong mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ, 

– Không có luật lệ cố định nào về niêm, luật, đối, vần. Thơ tự do có thể có vần hoặc không vần, tự do linh hoạt.

– Bài thơ tự do sử dụng âm thanh, hình tượng, màu sắc, đa dạng, phong phú, để diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước hình ảnh những người lính, biểu thị những câu từ đơn giản, khá mới lạ, cách tân, mang tính cách tân, không chứa hình ảnh cũ kỹ,….

Câu 2 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 39): Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Xác định mạch cảm xúc được thể hiện qua các phần của bài thơ.

Trả lời:

– Bài thơ Đồng chí có thể chia làm 3 phần:

+ 7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí.

+ 10 câu tiếp: Biểu hiện và sức mạnh tình đồng chí.

+ 3 câu cuối: Hình ảnh và biểu tượng về người lính.

Câu 3 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 39): Bài thơ là lời tâm tình của ai với ai? Theo em, việc chọn nhân vật thể hiện cảm xúc như vậy có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Bài thơ Đồng chí là lời tâm tình của người lính với người đồng đội của mình.

– Việc chọn nhân vật trong thơ không chỉ là cách thể hiện cảm xúc mà còn mang ý nghĩa sâu sắc làm cho bài thơ gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu đậm.

Câu 4 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 39): Qua sáu câu thơ đầu em biết được gì về khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính? Xác định và nêu ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh thể hiện quá trình hình thành tình đồng chí.

Trả lời:

– Ở 6 dòng đầu, khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo. Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính.

– Tình cảm đó nảy sinh từ lúc “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu, đó là mối tình tri kỉ cùa những người bạn chí cốt: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Câu 5 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 39): Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ?

Trả lời:

- Hai tiếng “Đồng chí” là một từ để xưng hô trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội. Dòng thơ có cấu tạo rất đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm than: “Đồng chí!” tuy ngắn gọn nhưng thật thiêng liêng tạo cho cả bài thơ một nốt nhấn. 

Nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định sự gắn bó, thân thiết giữa những con người. Nó như cái bản lề gắn kết hai đoạn: Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể.

Câu 6 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 39): Tìm những chi tiết thể hiện tình đồng chí ở các khổ thơ 3, 4. Những chi tiết ấy thể hiện tình đồng chí như thế nào?

Trả lời:

– Ở khổ thơ thứ 3 và khổ thơ thứ 4. Hình ảnh những người đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng là những chi tiết thể hiện tình đồng chí. 

– Những chi tiết ấy thể hiện rõ sự cảm thông sâu xa cùng những tâm sự, nỗi lòng của nhau: nỗi nhớ, lo toan quê nhà, giếng nước, gốc đa, những hình ảnh thân thương, bình dị đều mang nỗi xót xa, ruộng nương anh gửi bạn thân cày…nhớ người ra lính.

Câu 7 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 39): Phân tích hình ảnh “đầu súng trăng treo" ở cuối bài thơ.

Trả lời:

- Cuối bài thơ, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là những hình ảnh chân thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya.  “Suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật.”. “Súng” và “trăng” là hai hình ảnh trái ngược nhau. “Súng” – biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” – biểu tượng vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.  Nhưng sự đối lập ấy lại tạo ra một hình ảnh độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú, sâu xa. Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính – chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến – một nền thơ giàu chất hiện thực và dào cảm hứng lãng mạn. 

Câu 8 SGK Ngữ văn 8 KNTT – Soạn bài Đồng chí (trang 39): Xác định cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đồng chí

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đồng chí là cảm hứng về một tình yêu trong sáng, tràn đầy sức sống, niềm tin và hi vọng. 

Bài thơ cũng chính là nỗi nhớ trong tình yêu và những rung cảm, cảm nhận trong không gian thiên nhiên. Điều đó được biểu hiện ở chi tiết “nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”, đây là những dấu hiệu của một ngày vừa nắng vừa se lạnh hay cũng chính là cảm hứng của bài thơ.

- Câu thơ “Em ở nhà xa, em có hay” thể hiện suy nghĩ đắn đo liệu người đó có còn biết nỗi niềm này hay không. Hình ảnh nắng hanh, mây trôi như mở ra không gian, như một lời nhắn của “anh” đến với “em”. Bài thơ cũng ca ngợi tình đồng chí cao đẹp, những người chiến sĩ chung mục tiêu, chung lý tưởng cùng chung ý chí chiến đấu và còn là lời khẳng định đanh thép về sức mạnh của tình đồng chí có thể vượt qua khó khăn thử thách và chiến thắng mọi kẻ thù. 

Viết kết nối với đọc

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày cảm nghĩ của em về tinh đồng chí được thể hiện trong bài thơ

Đoạn văn tham khảo

     Trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, hai tiếng “đồng chí” vang lên thật thiết tha, cảm động. Bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng và ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của “một cây” trong sự giao kết của “rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình, họ hòa mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế. Đoạn cuối bài thơ mang một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn. Tình đồng chí sưởi ấm không gian giá lạnh, khi mảnh trăng thơ thẩn đi chơi, níu giữ lại trên đầu ngọn súng. Đó là một hình ảnh thật đẹp, thật thơ mộng, cây súng chiến tranh và mảnh trăng hòa bình, một tương lai tươi đẹp đang chờ đợi phía trước.