Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

Trước khi đọc

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 58): Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể "nhận ra" các loài hoa ấy bằng những cách nào?

Trả lời: 

- Một số loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền….

- Cách nhận biết:

+ Hoa hồng: có nhiều màu (đỏ, trắng, vàng) với những cánh tròn to mịn như nhung, có mùi thơm. Những chiếc lá dạng hình tròn viền có răng cưa và thân có gai nhọn để tự vệ.

+ Hoa cúc: có màu vàng, trắng, có nhiều cánh. Cánh hoa dài cong nhỏ xíu. Những chiếc lá màu xanh to giống như những ngón tay.

+ Hoa đồng tiền: có màu vàng, hồng, cam, cánh hoa dài nhỏ. Cuống hoa dài mềm, lá mọc ở dưới gốc, cuống không có lá.

Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 58): Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị?

Trả lời: 

- Nhan đề rất độc đáo và thu hút người đọc. 

- Là sự kết hợp giữa hai vế có nội dung mang tính chất đối lập “nhắm >< mở”:vừa nhắm mắt mà vẫn mở cửa sổ => gợi hứng thú và sự tò mò cho người đọc.

Đọc văn bản

Câu 1 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 59): Những chi tiết trong lời kể về bố của nhân vật tôi.

Trả lời:

- Những chi tiết trong lời kể về bố của nhân vật “tôi”: bố trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa. Rồi bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đoán các loài hoa trong vườn.

Câu 2 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 59): Lời nói, cử chỉ, hành động của các nhân vật.

Trả lời:

Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

Câu 3 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 60): Vì sao nhân vật “tôi” có thể giúp bố cứu được bạn Tí?

Trả lời:

- Nhân vật "tôi" có thể giúp bố cứu được bạn Tí vì nhân vật "tôi" nghe tiếng hét và biết được tiếng hét đó phát ra từ hướng nào, cách bao xa.

Câu 4 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 61): Vì sao nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố?

Trả lời:

Vì để nghe âm thanh từ cái tên:  

+ Tên của Tí khi đọc lên âm thanh cứ du dương như một bài hát

+ Gọi tên bố hàng ngày chỉ để nghe âm thanh

Câu 5 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 61): Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe bố giảng giải về những món quà.

Trả lời:

- Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe bố giảng giải về những món quà: hứng thú, lắng nghe và ghi nhớ.

Câu 6 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 63): Điều bí mật nhân vật "tôi" muốn chia sẻ là gì?

Trả lời:

- Điều bí mật đó là sự cảm nhận, nhận biết những loài hoa bằng mũi chứ không phải bằng mắt => hiểu khu vườn nói gì, hiểu giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì…

Trả lời câu hỏi

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 64): Nhân vật "tôi" đã được bố dạy cho cách "nhìn" đặc biệt như thế nào để nhận ra những bông hoa trong vườn?

Trả lời:

- Nhân vật “tôi" đã được bố dạy cho cách “nhìn” đặc biệt để nhận ra những bông hoa trong vườn:

+ nhắm mắt lại, chạm từng bông hoa và đoán tên các loài hoa.

+ nhắm mắt ngửi hương các loài hoa và đoán tên loài hoa.

=> Các trò chơi ngày càng khó hơn, tạo ra được sự hấp dẫn với đứa con.

Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 64): Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

- Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật “tôi”. 

- Việc lựa chọn người kể chuyện vừa có tác dụng miêu tả tính cách của nhân vật người bố vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật “tôi”.

Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 64): Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó.

Trả lời:

Tính cách của nhân vật người bố:

- Yêu thương con, muốn con phát triển được những khả năng đặc biệt (những trò chơi giúp người con cảm nhận được các loài hoa).

- Tốt bụng (cứu thằng Tí).

- Tinh tế, tình cảm (nhận món quà của Tí, nói với người con về ý nghĩa của món quà, về vẻ đẹp âm thanh của những cái tên gần gũi).

Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 64): Vì sao nhân vật "tôi" có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu?

Trả lời:

- Nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ bờ sông là nhờ thói quen hàng ngày bố luyện tập cho là đoán khoảng cách bước chân của bố.

- Chi tiết này có mối liên hệ mật thiết với chi tiết trước đó: là kết quả của chi tiết trước đó. Nhờ có sự luyện tập, chỉ bảo hàng ngày của bố mà người con có thể nghe và định hướng được chính xác tiếng kêu cứu của Tí.

Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 64): Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật "tôi" về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật "tôi"?

Trả lời:

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố: yêu quý; gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn; coi bố là món quà “bự” nhất…

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí: coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật; thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,...

=> Tính cách nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương mọi người.

Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 64): Khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật "tôi" đã phát hiện được những "bí mật" gì?

Trả lời:

- Khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật "tôi" đã phát hiện được những "bí mật":

+ Bấy giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên là gì.

+ Biết được từng tiếng bước chân trong vườn, biết chính xác đó là bố hay mẹ, người đó cách xa mình bao nhiêu mét.

- Những "bí mật" ấy giúp cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật "tôi" có thể giúp ích mọi người và được mọi người quý mến.

Câu hỏi 7 SGK Ngữ văn 7 KNTT (trang 64): Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các "món quà" không? Vì sao?

Trả lời:

- Em có đồng tình với những điều của người bố nói về các “món quà” vì món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.

- Từ đó em rút ra được bài học cho mình trong cách ứng xử: cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình, dù thích hay không thích món quà, chúng ta cũng không nên từ chối hay khước từ người tặng bởi đó là tình cảm, tâm huyết mà họ đã dành cho chúng ta.

Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) về một “món quà" em đặc biệt yêu thích.

Đoạn văn tham khảo

     Bất cứ một món quà nào trong cuộc sống này đều có ý nghĩa riêng biệt của nó. Đối với tôi thì món quà giá trị nhất mà tôi được nhận đó chính là bài học về việc trân trọng mọi thứ xung quanh chúng ta. Đó có thể là thiên nhiên tươi đẹp, là những người thân luôn dành cho ta tình yêu vô hạn. Chúng ta cần trân trọng những người đã tặng cho ta những món quà quý giá để ta hiểu và thêm trân trọng cuộc sống này. Món quà ý nghĩa này mà tôi nhận được tôi sẽ giữ gìn và lan tỏa đến mọi người.