1. Lịch sử là gì?
Câu hỏi 1 mục 1 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 9): Em hiểu câu nói của Ét- uốt Ha-lét Ca trong Tư liệu (tr.7) như thế nào?
- Câu nói Lịch sử là quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt hiện tại và quá khứ nghĩa là Nhà sử học đứng trên bến bờ của hiện tại để nghiên cứu về quá khứ đã qua, và quá khứ đó là một dòng trôi không bao giờ lặp lại.
Do đó, giữa kết quả nghiên cứu sử học, tôi gọi là “lịch sử được nhận thức” và đối tượng của sử học - tức “lịch sử khách quan” bao giờ cũng có một khoảng cách. Các nhà sử học từ đời này sang đời khác chỉ có thể rút ngắn được khoảng cách đó chứ không bao giờ có thể xóa bỏ.
Câu hỏi 2 mục 1 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 9): Dựa vào Tư liệu 2 (tr.7) hãy cho biết hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử, hình ảnh nào thể hiện nhận thức lịch sử?

Trả lời:
- Hình 2 và hình 3 là hiện thực lịch sử
- Hình 4 (tác phẩm: chuyện nỏ thần của Tô Hoài) là nhận thức lịch sử.
Câu hỏi 3 mục 1 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 9): Khai thác Tư liệu 3 (tr.8), em hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong nội dung 2 tấm bia. Theo em, vì sao có sự khác nhau đó?

Trả lời:
* Điểm giống nhau giữa 2 tư liệu:
- Cùng phản ánh về một sự kiện: cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
- Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Ma-gien-lăng, La-pu-la-pu.
* Sự khác nhau giữa nội dung 2 tấm bia:
Tấm bia hình 5 | Tấm bia hình 6 |
Ph. Ma-gien-lăng chỉ huy quân đội xâm lược | Ph.Ma-gien-lăng chỉ huy đoàn thủy thủ thực hiện phát kiến địa lí |
Sự kiện đó là cuộc xâm lược đầu tiên của thực dân châu Âu đến Phi-líp-pin | Sự kiện đó là cuộc phát kiến địa lí vĩ đại: lần đầu tiên con người đi vòng quanh thế giới bằng đường biển |
2. Sử học
a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học
Câu hỏi 1 mục 2a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 10): Nêu khái niệm Sử học.Trả lời:
- Khái niệm: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
Câu hỏi 2 mục 2a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 10): Trình bày về đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. Nêu ví dụ cụ thể.
Trả lời:
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.
* Ví dụ: Đối tượng nghiên cứu của sử học là về khoa cử thời nhà Nguyễn
- Chức năng nghiên cứu của Sử học:
+ Khôi phục sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ
+ Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển lịch sử
+ Giáo dục tư tưởng, đạo đức
+ Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại
* Ví dụ: Dựa vào sử học để khôi phục, dựng lại những di tích đã mất như cột đá chùa Dạm, Hoàng thành Thăng Long,v.v…
- Nhiệm vụ của sử học:
+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.
+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…
+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…
* Ví dụ: Hiểu lịch sử 1 cách khách quan hơn ví dụ như khi đánh giá về triều Nguyễn (1802-1945) cần nhìn nhận ở 2 khía cạnh những đóng góp của triều Nguyễn cho đất nước, và trách nhiệm, hạn chế của triều Nguyễn trong việc để đất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp (cuối thế kỉ XIX).
b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học
Câu hỏi 1 mục 2b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 11): Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính nào của nhà sử học?Trả lời:
- Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử của nhà sử học (thà chết để bảo vệ nguyên tắc trung thực, khách quan; kiên quyết tôn trọng sự thật lịch sử, không xuyên tạc sự thật cho dù bị đe dọa như thế nào).
Câu hỏi 2 mục 2b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 11): Khai thác Tư liệu (4.1, 4.2) giúp em biết được điều gì trong khi nghiên cứu lịch sử?

Trả lời:
- Qua tư liệu 4.1, 4.2 em biết được điều trong khi nghiên cứu lịch sử:
+ Khi nghiên cứu lịch sử phải khách quan trung thực, tôn trọng lịch sử, chép đúng sự thực lịch sử.
+ Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học không bị chi phối bởi góc nhìn cá nhân nên những ý “chủ quan” trong bài nghiên cứu là khó tránh khỏi. Mỗi nhà sử học đều có nhận thức khác nhau nên cùng một sự kiện có thể có nhiều cách nhìn nhận về một sự kiện khác nhau.
Câu hỏi 3 mục 2b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 11): Phân tích ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.
Trả lời:
- Nguyên tắc khách quan: Sứ mệnh của sử học là tái hiện lại hiện thực lịch sử, đưa ra nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cậy. Do đó, khách quan là nguyên tắc quan trọng nhất của sử học.
- Nguyên tắc trung thực: tôn trọng sự thật lịch sử, tái hiện nó một cách chân thực dựa trên nguồn sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tác sự thật lịch sử.
- Nguyên tắc nhân văn và tiến bộ:
+ Mục đích của Sử học là giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những quy luật, bài học hữu ích cho cuộc sống.
+ Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù, xung đột hoặc kì thị, phân biệt đối xử,... Sử học phải góp phần bảo vệ hoà bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, nhân ái.
c. Các phương pháp cơ bản của Sử học
Câu hỏi mục 2c SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 12): Hãy nêu một số phương pháp cơ bản của Sử học.Trả lời:
- Các phương pháp cơ bản của Sử học là:
+ Phương pháp lịch sử
+ Phương pháp lô- gích
+ Phương pháp lịch đại và đồng đại
+ Phương pháp liên ngành
d. Các nguồn sử liệu
Câu hỏi 1 mục 2d SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 14): Kể tên một số loại hình sử liệu. Lấy một ví dụ cho mỗi loại hình sử liệu đó.Trả lời:
- Căn cứ vào hình thức: sử liệu hiện vật, sử liệu truyền miệng, sử liệu chữ viết, sử liệu hình ảnh, sử liệu đa phương tiện (phim, băng, đĩa).
- Căn cứ vào tính chất: sử liệu trực tiếp (sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp), sử liệu gián tiếp (sử liệu thứ cấp, sử liệu phát sinh).
- Các loại hình sử liệu cung cấp thông tin với độ tin cậy khác nhau, tùy thuộc vào mục đích truyền tin và kênh cung cấp thông tin.
Câu hỏi 2 mục 2d SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 14): Đóng vai một nhà sử học, em hãy khai thác và phân tích những thông tin sử liệu trong các hình 10 - 12 (tr.13) thông qua việc vận dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học.
Trả lời:
- Hình 10: Đây là dạng sử liệu kép (sử liệu gốc và sử liệu hiện vật). Những chiếc lá đề (chất liệu bằng gốm nung) chính là phần đầu của những viên ngói dùng để lợp mái cung điện tại Hoàng Thành Thăng Long thời Lý.
- Hình 11: Đây là dạng sử liệu kép (sử liệu gốc và sử liệu chữ viết).
- Hình 12: Đây là sử liệu gốc, vừa là sử liệu chữ viết, vừa là sử liệu hiện vật.
Luyện tập
Luyện tập 1 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 14): Lịch sử là gì? Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.Trả lời:
- Khái niệm: Lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.
- Ví dụ phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử: Khi em soi gương hoặc chụp ảnh
+ Soi gương: bản thân em là hiện thực lịch sử, hình ảnh của em ở trong gương là nhận thức lịch sử.
+ Chụp ảnh: tấm ảnh là nhận thức lịch sử.
+ Hình trong gương và tấm ảnh dù có tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh được, ghi lại được bản thân em trong một khoảnh khắc, một góc nhìn nào đó, chứ không cho biết được đầy đủ thông tin về con người và cuộc sống của em.
Luyện tập 2 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 14): Làm thế nào để tái hiện được một sự kiện lịch sử?
Trả lời:
- Để tái hiện một sự kiện lịch sử, nhà nghiên cứu cần xác định vấn đề cần tìm hiểu, chuẩn bị sử liệu, và xử lí thông tin sử liệu, bằng quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu đã thu thập được. Từ đó tái hiện được một sự kiện lịch sử một cách khách quan, trục thực nhất.
Vận dụng
Vận dụng 1 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 14): Sưu tầm một số tư liệu liên quan đến quá khứ của gia đình/quê hương em và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu với những tư liệu đó. Thông qua những tư liệu đó, em biết được điều gì về gia đình/quê hương em trong quá khứ? Cho biết cảm nhận/ cảm xúc của em khi biết được những điều này.Trả lời:
- Tư liệu sưu tầm được về Hà Nội: Hà Nội xưa thường được gọi với cái tên là Thăng Long - Kẻ Chợ cũng bởi vì mảnh đất ngàn năm văn hiến chính là nơi hội tụ các ngành nghề lớn nhỏ, nơi họp chợ và là thị trường buôn bán lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Trong các khu chợ xưa ở Thăng Long thì chợ Đồng Xuân được xem là khu chợ to và vui nhất thời đó.
- Được xây dựng từ thời phong kiến nhà Nguyễn, tính đến nay chợ Đồng Xuân được xem là một trong những ngôi chợ có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Là một trong những căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp đắc lực của Hà Nội, sau ngày giải phóng thủ đô, chợ Đồng Xuân được cho xây dựng lại và trở thành ngôi chợ lớn nhất tại Hà Nội. Tuy nhiên, vào năm 1994 một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra làm thiêu trụi hầu hết những gian hàng trong chợ.
- Đây được xem là vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội cho đến tận ngày nay. Sau vụ hỏa hoạn, chợ được UBND TP Hà Nội cho xây dựng lại trên cơ sở bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc cổ khu vực mặt tiền chợ. Ngày nay, chợ Đồng Xuân được biết đến là khu chợ buôn bán sầm uất nhất nhì Việt Nam và là chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho tỉnh thành phía Bắc.
- Dù là báng sỉ hay bán lẻ thì giá cả ở chợ cũng rất phải chăng và không quá đắt đỏ. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho du khách thường xuyên lựa chọn chợ Đồng Xuân là nơi ghé đến để mua quà cho bạn bè và người thân mỗi khi có dịp thăm Hà Nội. Nhà văn Băng Sơn đã từng nói: “Ai có dịp về Hà Nội, nếu chưa đi chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một góc bé, hoặc chưa đến Hà Nội”.
- Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà Thành, chợ Đồng Xuân còn là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần lâu đời của người dân Thăng Long xưa, trở thành một trong những điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi đến Hà Nội.
- Qua tư liệu, em biết được chợ Đồng Xuân được xem là một trong những ngôi chợ có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Em cần tự hào và giữ gìn những giá trị lịch sử này.
Vận dụng 2 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 1 (trang 14): Em hoặc nhóm bạn hãy tìm đọc một cuốn truyện/ một cuốn sách lịch sử, sau đó giới thiệu với bạn cùng lớp (tên sách, tên giả, năm ra đời, nội dung chủ yếu,...). Điều gì ở cuốn sách/ cuốn truyện đó khiến em thích nhất?
Trả lời:
(*) Giới thiệu sách: Lĩnh Nam chích quái
- Tên sách: Lĩnh Nam chích quái
- Tác giả (tương truyền): Trần Thế Pháp.
- Thời gian ra đời: khoảng cuối thế kỉ XIV.
- Điểm đặc biệt:
+ Lĩnh Nam chích quái gồm 22 câu truyện, tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian của Việt Nam.
+ Trong sách Lĩnh Nam chích quái có những câu truyện chứa đựng những thông tin về lịch sử dân tộc Việt Nam, như: Truyện họ Hồng Bàng; truyện Tản Viên; truyện Phù Đổng Thiên vương…