1. Cơ sở tự nhiên
a. Vị trí địa lí
Câu hỏi mục 1a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 76): Xác định trên lược đồ Hình 1 (tr.77) các nước Đông Nam Á. Xác định và nêu nhận xét của em về vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:
- Đông Nam Á là một khu vực gồm các bán đảo và quần đảo chạy dài tử Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Ngày nay, khu vực gồm 11 quốc gia, được phân thành 2 nhóm:
+ Đông Nam Á lục địa gồm Việt Nam , Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma.
+ Đông Nam Á hải đảo gồm Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xing-ga-po, Đông-ti-mo.
- Với vị trí nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á được xem như một ngã tư đường, cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới.
b. Điều kiện tự nhiên
Câu hỏi 1 mục 1b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 80): Xác định trên lược đồ Hình 1 (tr.77) một số sông lớn ở Đông Nam Á.
Trả lời:
- Một số dòng sông lớn ở Đông Nam Á: sông Mê Công, sông Irrawaddy, sông Chi, sông Hồng.
Câu hỏi 2 mục 1b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 80): Nêu một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á
Trả lời:
- Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn, như: sông Hồng, sông Mê Công, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi…
+ Đất phù sa mềm, giàu chất dinh dưỡng…thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (nhất là trồng cây lúa nước.)
+ Đa số các quốc gia chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Hầu hết các quốc gia trong khu vực này đều giáp biển (trừ Lào).
Câu hỏi 3 mục 1b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 80): Phân tích những tác động của cơ sở tự nhiên đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á.
Trả lời:
- Ở khu vực đã hình thành một nền văn minh bản địa - văn minh nông nghiệp lúa nước trước khi tiếp xúc với văn minh Trung Hoa - Ấn Độ. Cùng với đó, từ xa xưa người dân đã biết thuần dưỡng trâu bò, chế tác nông cụ, xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất.
- Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều giáp biển, thuận lợi để trao đổi sản vật, buôn bán hàng hóa, tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hóa lớn. Ngoài ra biển còn cung cấp một lượng lớn sản vật cho cư dân Đông Nam Á.
2. Cơ sở xã hội
a. Cư dân, tộc người
Câu hỏi mục 2a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 81): Theo em, sự đa dạng về cư dân, tộc người có tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
Trả lời:
- Sự đa dạng về cư dân, tộc người, đã giúp cư dân Đông Nam Á sáng tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú, độc đáo.
b. Tổ chức xã hội
Câu hỏi 1 mục 2b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 81): Các tư liệu 3,4 cho em biết những thông tin về cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á.

Trả lời:
- Sự hình thành và phát triển của văn minh Đông Nam Á có nguồn gốc bản địa, do chính cư dân Đông Nam Á sáng tạo
- Tổ chức xã hội cơ bản của Đông Nam Á cổ đại là làng, trên cơ sở đó hình thành các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á.
- Đông Nam Á cổ đại có trình độ văn minh nhất định và có những nét tương đồng với văn minh Ấn Độ.
Câu hỏi 2 mục 2b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 81): Hãy phân tích cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á.
Trả lời:
- Cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á:
+ Trong quá trình sinh sống, cư dân Đông Nam Á quần tụ lại với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên. Trong đó, làng là tổ chức xã hội phổ biến ở ĐNA (với tên gọi khác nhau của các vùng).
+ Trải qua thời gian, chính sự sự phát triển nội tai của các tổ chức xã hội đó đã tạo cơ sở cho sự ra đời các quốc gia đầu tiên, tạo nền tảng cho sự hình thành văn minh ĐNA.
3. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa
a. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
Câu hỏi mục 3a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 83): Tư liệu 5 và các hình 7, 8, 9 (tr.82) cho em biết những thông tin gì về ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với Đông Nam Á.



Trả lời:
- Thông qua đường biển, cư dân ĐNA đã tiếp nhận ảnh hưởng của Ấn Độ từ các thương nhân, nhà truyền giáo Ấn Độ. Thương nhân ĐNA sang Ấn Độ để buôn bán, tiếp thu văn hóa Ấn Độ.
- Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ được thể hiện trên các lĩnh vực tiêu biểu như chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật,... Ví dụ:
+ Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào và được đông đảo cư dân Đông Nam Á sùng mộ
+ Nhiều nhóm cư dân ở các quốc gia Đông Nam Á đã tiếp thu chữ Phạn của Ấn Độ, và trên cơ sở hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình
+ Cư dân Đông Nam Á tiếp thu các phong cách kiến trúc, nghệ thuật tạo hình (gắn với một tôn giáo) của Ấn Độ…
b. Ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa
Câu hỏi 1 mục 3b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 84): Em hãy cho biết ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đối với Đông Nam Á thể hiện trên những lĩnh vực nào?
Trả lời:
- Ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đối với Đông Nam Á thể hiện trên những lĩnh vực: tư tưởng ( Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo), Chính trị (mô hình tổ chức nhà nước), Văn hóa (phong tục, lễ hội..), Giáo dục (thi cử nho học), Văn học- nghệ thuật ( kiến trúc, hội họa, thi ca, v.v…)
Câu hỏi 2 mục 3b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 84): Nêu một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa ở Việt Nam mà em biết.
Trả lời:
+ Ví dụ 1: Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm. Dưới thời kì trị vì của vua Quang Trung, chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nhà nước
+ Ví dụ 2: người Việt có sự tiếp thu hệ thống thể loại và chất liệu văn học của Trung Hoa. Chẳng hạn như: các thể loại: cáo, hịch, chiếu, biểu, phú…. ; các điển tích, điển cố văn học…
Luyện tập
Luyện tập SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 84): Lập bảng tóm tắt về cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á (theo gợi ý sau):

Trả lời:

Vận dụng
Vận dụng 1 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 84): Quan sát hình lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), em hãy giải thích vì sao hình ảnh bó lúa vàng được đặt ở vị trí trung tâm của lá cờ?

Trả lời:
- Hình ảnh bó lúa vàng được đặt ở vị trí trung tâm của lá cờ, vì: bó lúa vàng mang ý nghĩa tượng trưng cho nền văn minh lúa nước – đó là nền văn minh bản địa của cư dân Đông Nam Á, được hình thành trước khi tiếp xúc với các nền văn minh khác.
Vận dụng 2 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9 (trang 84): Sưu tầm tư liệu và bài viết giới thiệu (khoảng 500 từ) về ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến một nước Đông Nam Á (tự chọn).
Bài tham khảo
Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ vào Việt Nam từ rất sớm. Trong suốt quá trình du nhập, giao thoa, và phát triển, Phật giáo tùy thuận và thích nghi với văn hóa, phong tục truyền thống và đức tin bản địa của người Việt, mặt khác lại có những tác động sâu sắc tới bản sắc văn hóa Việt Nam. Phật giáo càng phát triển, càng gắn bó sâu sắc với văn hóa dân tộc. Dấu ấn Đạo Phật được thể hiện rõ nét trong kho tàng văn hóa dân tộc qua những di sản vừa có giá trị vật chất vừa mang giá trị tinh thần. Đó là những kiến trúc chùa tháp, các tác phẩm điêu khắc tượng thờ, tranh thờ Phật giáo, hoành phi đối liễn, đồ thờ cúng…Trong quá trình phát triển, Phật giáo Ấn Độ với tư cách là một tôn giáo, đã có nhiều đóng góp cho Văn hoá Việt Nam. Phật giáo Ấn Độ ảnh hưởng đến một nền kiến trúc chùa, tháp phong phú. Buổi đầu chùa Việt mô phỏng chùa hang Ấn Độ cho nên hình thành kiến trúc chuôi vồ rất phổ biến trong các chùa làng. Chùa Ấn Độ là mô hình một hang đá gồm có tiền đường và một hậu cung đặt biểu tượng Phật và một số tăng phòng xung quanh. Chuyển sang kiến trúc gỗ thì ngôi nhà ba gian được nối thêm một chuôi vồ, còn các thiền phòng thành những hành lang và nhà Tổ. Một số ngôi chùa tiêu biểu ở Hà Nội hiện nay thuộc mô hình này như chùa Hồng Phúc (chùa Hoè Nhai), chùa Liên Phái, Chùa Linh Quang.