Giải Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

a. Bối cảnh lịch sử

Câu hỏi 1 mục 1a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 59): Trong các Hình 2, 3, 4 và thông tin trong mục a, em hãy trình bày bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh.
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Trả lời:
- Trình bày bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh:
+ Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.
+ Nguồn tích lũy tư bản (từ buôn bán nô lệ da đen và bóc lột thuộc địa).
+ Giàu tài nguyên thiên nhiên.
+ Những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào.
+ Hiện tượng "rào đất cướp ruộng" đã bổ sung lực lượng lao động cho các nhà máy xí nghiệp.
+ Sự phát triển ngành dệt ở Anh đã đặt ra nhu cầu cải tiến kĩ thuật và cơ khí hóa ngành này.
Câu hỏi 2 mục 1a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 59): Theo em, tại sao cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lại diễn ra đầu tiên ở nước Anh?
Trả lời:
- Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vì:
+ Cuộc cách mạng tư sản giữa thế kỉ 17 đã gạt bỏ những trở ngại về chính trị và xã hội, tạo điều kiện cho cách mạng trong sản xuất.
+ Công nghiệp Anh phát triển mạnh, có nhiều tiến bộ về kĩ thuật.
+ Sự tích lũy tư bản ở Anh diễn ra sớm hơn và vẫn dựa vào sự bóc lột trong nước kết hợp với việc buôn bán, cướp bóc ở các thuộc địa.
=> Như vậy, ở Anh đã xuất hiện những điều kiện để tiến hành cách mạng công nghiệp: vốn, nhân công và phát minh kĩ thuật.

b. Những thành tựu cơ bản

Câu hỏi 1 mục 1b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 61): Em hãy nêu những phát minh và sáng chế cơ bản ở nước Anh và một số nước châu Âu và Bắc Mỹ khác trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Trả lời:
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Câu hỏi 2 mục 1b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 61): Theo em, phát minh nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Theo em, phát minh ra máy hơi nước là quan trọng nhất, vì phát minh tạo nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắt của con người, thúc đẩy sản xuất phát triển vượt bậc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.

2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

a. Bối cảnh lịch sử

Câu hỏi mục 2a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 62): Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh nào?
Trả lời:
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh:
+ Diễn ra từ nửa sau thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được xây dựng trên những thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
+ Các nước tư bản châu ÂU, Bắc Mỹ có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp.

b. Những thành tựu cơ bản

Câu hỏi 1 mục 2b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 65): Trình bày bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Trả lời:
- Bối cảnh diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
+ Nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước.
+ Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ tuy vẫn còn là nước nông nghiệp nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
+ Các ngành khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học,... đã đạt được nhiều thành tựu, như: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niutơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp), Thuyết tiến hoá (Đác-uyn),...
Câu hỏi 2 mục 2b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 65): Nêu một số thành tựu cơ bản của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Trả lời:
- Phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.
- Khám phá về điện của Mai-cơn Pha-ra-đây, Tô-mát Ê-đi-xơn, Ni-cô Tét-la là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện, thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.
- Phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.

3. Ý nghĩa và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

Câu hỏi mục 3 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 67): Hãy nêu ý nghĩa và phân tích tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai
Trả lời:
* Ý nghĩa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai:
+  Thúc đẩy công nghiệp phát triển , nâng cao năng suất lao động
+ Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện cuộc sống con người
* Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần hai
- Tác động về xã hội:
+ Đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân
+ Hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp và vô sản làm thuê. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản
- Văn hóa:
+ Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng trở nên phố biến
+ Đời sống tinh thần phong phú và đa dạng hơn với sự xuất hiện của: Điện thoại, radio, điện ảnh,...
+ Sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục được đẩy mạnh…
* Hạn chế của các cuộc cách mạng công nghiệp:
+ Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em, sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

Luyện tập

Luyện tập 1 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 67): Hãy trình bày một số thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại trên trục thời gian.
Trả lời:
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Luyện tập 2 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 67): Lựa chọn và giới thiệu về một  thành tựu mà em cho là tiêu biểu nhất.
Trả lời:
- Thành tựu mà em cho tiêu biểu nhất là Động cơ đốt trong.
- Động cơ đốt trong là trái tim đập của hầu hết các phương tiện giao thông, từ ô tô và xe máy trên đường đến máy bay trên bầu trời và tàu trên biển. Động cơ này là sự kế thừa của động cơ hơi nước hay động cơ đốt ngoài kiểu cũ. Trong suốt thế kỉ XVII, động cơ đốt trong đã ra đời và trải qua các bước phát triển quan trọng và hoàn thiện.
Luyện tập 3 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 67): Có ý kiến cho rằng: Một số thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại cũng đưa đến tác động tiêu cực, thậm chí gây ra các thảm họa cho nhân loại. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng ý với ý kiến trên, vì: bên cạnh những tác động tích cực, thì các cuộc cách mạng công nghiệp cũng gây ra một số tác động, như:
+ Ô nhiễm môi trường
+ Tình trạng bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em
+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

Vận dụng

Vận dụng SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 67): Thường ngày, em sử dụng thiết bị nào dùng đến nguồn điện? Hãy viết một đoạn văn ngắn suy nghĩ của em về giả thiết: Nếu các nhà khoa học kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao?
Trả lời:
- Nếu các nhà khoa học kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Cuộc sống của con người sẽ rơi vào trì trệ và không có động lực lao động. Con người lao động chủ yếu bằng lao động cơ bắp của con người. Kinh tế kém phát triển, đặc biệt là nông nghiệp, giao thông vận tải và nông nghiệp. Cuôc sống của con người không được cải thiện và phát triển. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa, tinh thần của con người cũng trở nên lạc hậu, kém phong phú. Không có sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.