Giải Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

1. Sử học - môn khoa học có tính liên ngành 

Câu hỏi 1 mục 1 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 21): Để có được thông tin trong các tư liệu 1, 2, 3 (tr.20 – 21) các nhà sử học đã sử dụng kiến thức hoặc phương pháp của những ngành khoa học nào? Các phương pháp đó có tác dụng thế nào khi nghiên cứu sự kiện, vấn đề lịch sử liên quan?
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Trả lời:
Để có được thông tin trong các tư liệu 1,2,3 (tr20 – 21) các nhà sử học đã sử dụng:
- Tư liệu 1: Phương pháp bản đồ của môn Địa lí học (hình 1),
- Tư liệu 2: Phương pháp đo đồng vị phóng xạ (ngành Hóa học)
- Tư liệu 3: Phương pháp, kĩ năng của Toán học,...
Câu hỏi 2 mục 1 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 21): Tại sao khi nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?
Trả lời:
- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,...
- Trong quá trình nghiên cứu, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau.
=> Do đó, sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành.

2. Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn

Câu hỏi 1 mục 2 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 23): Tư liệu 4 (tr.22) giúp em biết đến những sự kiện lịch sử nào? Hãy chỉ ra một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập trong các hồi của tác phẩm
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Trả lời:
- Tư liệu 4 (tr.22) đề cập đến bối cảnh lịch sử ở Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII trong cục diện chiến tranh vua Lê-chúa Trịnh, Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc, tiến vào kinh đô Thăng Long, đánh tan quân xâm lược (Thanh) do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy.
- Một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập trong các hồi của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí:
* Hồi 1:
+ Chúa Trịnh Sâm sủng ái Tuyên phi Đặng Thị Huệ.
+ Tuyên phi dựa vào sự giúp sức của Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, đã bày mưu kế hại thế tử Trịnh Tông (con trưởng của chúa Trịnh Sâm), khiến thế tử Trịnh Tông bị truất ngôi và bị giam cầm.
* Hồi thứ 2:
+ Chúa Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán (con trai của Tuyên phi Đặng Thị Huệ) khi đó mới 6 tuổi lên nối ngôi.
+ Trước tình thế đó, Trịnh Khải cùng với quân Tam phủ, nửa đêm xông vào phủ chúa giết quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế truất Trịnh Cán, tôn thế tử Trịnh Tông lên làm Nam Đoan Vương
Câu hỏi 2 mục 2 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 23): Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội nhân văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy lấy ví dụ để chứng minh.
Trả lời:
* Giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Điều này được thể hiện qua các nội dung sau:
- Thứ nhất, vai trò của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn:
+ Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
+ Tri thức lịch sử đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn với cuộc sống.
- Thứ hai, vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với sử học:
+ Tri thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.
+ Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng lại quá khứ. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.
* Ví dụ: Khai thác một số tác phẩm văn học viết về cuộc Cải cách ruộng đất năm 1954 như Ba người khác- Tô Hoài, Gia Đình – Phan Thúy Hà, Bến không chồng- Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma- Nguyễn Khắc Trường…. giúp chúng ta có cái nhìn chân thực về cuộc Cải cách ruộng đất năm 1954 tại nông thôn Việt Nam sau giải phóng.

3. Sử học với các nghành khoa học tự nhiên và công nghệ

a. Vai trò của Sử học với các nghành khoa học tự nhiên và công nghệ

Câu hỏi 1 mục 3a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 24): Khai thác Hình 4 (tr.23) và cho biết: Các tác phẩm như trong hình có được coi là tác phẩm lịch sử không? Vì sao? Hãy rút ra vai trò của Sử học đối với ngành Toán học, Hóa học thông qua các tác phẩm đó.
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Trả lời:
- Các tác phẩm trong hình 4 (tr.23) được coi là tác phẩm lịch sử. Vì:
+ Những tác phẩm đó trang bị cho người đọc những hiểu biết ở mức độ khác nhau về lịch sử phát triển ngành Toán học trên thế giới, gắn liền với những bối cảnh, điều kiện lịch sử, mốc thời gian, nhân vật lịch sử theo từng giai đoạn.
- Vai trò của Sử học đối với ngành Toán học, Hóa học thông qua các tác phẩm đó:
+ Tác phẩm Lịch sử toán học giải yếu: cung cấp những tri thức về sự ra đời, quá trình phát triển và những thành tựu tiêu biểu của ngành toán học.
+ Tác phẩm Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học: giúp chúng ta có những hiểu biết cơ bản về lịch sử phát minh và sử dụng của từng nguyên tố hóa học. Thông qua những tri thức lịch sử trong sách, chúng ta sẽ biết được: Tại sao có những nguyên tố được phát hiện ra sớm, tại sao có những nguyên tố lại được biết đến muộn hơn? Các nhà bác học đã có đóng góp như thế nào trong lĩnh vực nghiên cứu các nguyên tố hóa học.
Câu hỏi 2 mục 3a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 24): Hãy lấy ví dụ về sự đóng góp của Sử học đối với một ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
Trả lời:
- Ví dụ: Tác phẩm Lịch sử vật lí học của tác giả Đào Văn Phúc cung cấp cho chúng ta những tri thức về sự ra đời, quá trình phát triển và những thành tựu tiêu biểu của ngành vật lí học.

b. Vai trò của các nghành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học

Câu hỏi 1 mục 3b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 25): Dựa vào thông tin về Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An (tr.19), hãy cho biết: Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành khoa học nào?
Trả lời:
- Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành khoa học như địa chất, lịch sử- văn hóa, môi trường sinh thái, toán học, cổ sinh học, hóa học v.v….
Câu hỏi 2 mục 3b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 25): Hãy cho biết vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học.
Trả lời:
- Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học:
+ Thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ,...
+ Thông tin và phương pháp của Vật lí học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học - kĩ thuật,...
+ Tài liệu, phương pháp của các ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Y học,... để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
+ Ứng dụng công nghệ số, viễn thám, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo,... để hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập, xử lí sử liệu, đo đạc và xây dựng bản đồ về sự kiện, không gian lịch sử, cũng như trình bày và tái hiện quá khứ lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả,...

Luyện tập

Luyện tập 1 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 25): Nêu và phân tích và một số ví dụ để làm rõ về việc sử dụng tri thức, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu lịch sử.
Trả lời:
Nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu lịch sử có thể kể đến nghiên cứu về Đường Lâm, Cổ Loa, Bách Cốc.
Cụ thể trong dự án Bách Cốc, Bách Cốc là một làng cổ thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hợp tác nghiên cứu Bách Cốc đã kéo dài hơn 10 năm liền, với sự tham gia của rất nhiều học giả đa lĩnh vực của cả Nhật Bản và Việt Nam. Chỉ tính trong vòng 10 năm đầu, từ 1993 đến 2002, riêng phía Nhật Bản đã có 176 người từ 17 trường đại học với nhiều lĩnh vực như sử học, xã hội học, nhân loại học, địa lý, khảo cổ học, kinh tế học, môi trường học... tham gia.
Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều tài liệu, dấu vết của các giai đoạn lịch sử từ thời Hùng Vương đến các Triều đại phong kiến Việt Nam. Thông qua chương trình nghiên cứu làng cổ Bách Cốc, các nhà khoa học đưa ra một cách nhìn chính xác về cấu trúc mô hình làng, đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại có vai trò quan trọng nhất trong đời sống xã hội của người Việt trên các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội học, khảo cổ học, dân tộc học.
Luyện tập 2 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 25): Thông qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa Sử học với một lĩnh vực/ ngành khoa học xã hội và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích.
Trả lời:
+ Ví dụ 2: công trình nghiên cứu về “Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học” của G. Đi-ô-ghê-nốp giúp chúng ta có những hiểu biết cơ bản về lịch sử phát minh và sử dụng của từng nguyên tố hóa học. Thông qua những tri thức lịch sử trong sách, chúng ta sẽ biết được:
+ Tại sao có những nguyên tố được phát hiện ra sớm, tại sao có những nguyên tố lại được biết đến muộn hơn?
+ Các nhà bác học đã có đóng góp như thế nào trong lĩnh vực nghiên cứu các nguyên tố hóa học.

Vận dụng

Vận dụng 1 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 25): Hãy xây dựng một bài giới thiệu về trường học/ gia đình của em…. Trong những năm gần đây (lưu ý: trong bài viết thể hiện việc vận dụng những thông tin, kiến thức, kĩ năng, phương pháp liên ngành).
Trả lời:
- Trường học của em là trường THPT Ngô Quyền- Ba Vì. Trường được thành lập ngày năm 1982. Năm đầu thành lập, nhà trường có 24 lớp, với 1.200 học sinh. Đến nay, trường THPT Ngô Quyền có 45 lớp, với khoảng 2000 học sinh.
- Trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thầy cô giáo nhà trường đã vượt qua những năm tháng khó khăn của thời kỳ bao cấp và những năm đầu đổi mới, đoàn kết, nhất trí một lòng gắn bó với mái trường, tất cả vì học sinh thân yêu. Những ngôi nhà cấp bốn đơn sơ trước đây, nay đã được thay thế bằng những dãy nhà cao tầng khang trang, sạch đẹp, tiện nghi…
- Hiện nay, đội ngũ giáo viên của nhà trường đã được trẻ hóa, chất lượng và điều kiện dạy và học được nâng lên, trong đó có nhiều thầy cô có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ… Trong những năm qua, nhà trường có hàng ngàn học sinh đỗ đại học, rất nhiều cựu học sinh có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
- Hàng năm tỷ lệ học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, thành phố luôn đạt giải cao. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp luôn đạt từ 98%-100%. Các thế hệ học sinh của trường hiện đang học tập, nghiên cứu và làm việc khắp các nước trên thế giới.
Vận dụng 2 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 3 (trang 25): Ở trường, em đã được trải nghiệm ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử, nêu tác dụng của nó.
Trả lời:
- Ở trường, em đã được trải nghiệm:
+ Xem các đoạn phim tư liệu về một số sự kiện lịch sử.
+ Quan sát các hiện vật lịch sử thông qua việc tham quan bảo tàng ảo 3D
- Việc ứng dụng công nghệ trong học tập lịch sử giúp em dễ dàng tiếp thu kiến thức; cảm thấy việc học lịch sử thú vị hơn.