Giải Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

1. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

a. Thành phần dân tộc theo dân số

Câu hỏi 1 mục 1a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 125): Dựa vào Tư liệu 1 (tr.124), em hãy cho biết các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm? Căn cứ tiêu chí nào để phân chia như vậy?
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Trả lời:
- Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành 2 nhóm: dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
+ Dân tộc đa số: là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân cả nước, theo điều tra dân số cả nước.
+ Dân tộc thiểu số: là dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ vào dân số của các dân tộc trên phạm vi lãnh thổ để chia các dân tộc thành nhóm khác nhau.
Câu hỏi 2 mục 1a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 125): Khai thác thông tin trong Tư liệu 2 (tr.124), hãy kể tên một số dân tộc thuộc mỗi nhóm đó.
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Trả lời:
- Nhóm dân tộc đa số: dân tộc Kinh.
- Nhóm dân tộc thiểu số: dân tộc Tày, Thái, Raglai, Mạ, Bố Y….

b. Thành phần dân tộc theo ngữ hệ

Câu hỏi 1 mục 1b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 125): Ngữ hệ là gì? Dựa vào đặc điểm nào để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ?
- Ngữ hệ:
+ Là một nhóm các ngôn ngữ cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,...
+ Mỗi ngữ hệ lại có thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ.
- Dựa vào đặc điểm để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ: ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,...
Câu hỏi 2 mục 1b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 125): Ở Việt Nam có mấy ngữ hệ/ mấy nhóm ngôn ngữ? Kể tên các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ đó. Dân tộc em thuộc ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ nào?
Trả lời:
- Ở Việt Nam có 5 ngữ hệ/ 8 nhóm ngôn ngữ.
- Tên các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ đó:
+ Ngữ hệ Nam Á/Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Môn - Khơ-me.
+ Ngữ hệ Thái - Ka - đai/ Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, Ka-đai.
+ Ngữ hệ Mông - Dao/ Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao.
+ Ngữ hệ Nam Đảo/Nhóm ngôn ngữ Ma-lay-ô - Pô-li-nê-dê.
+ Ngữ hệ Hán- Tạng/Nhóm ngôn ngữ Hán (Hoa), Tạng - Miến.

2. Đời sống vật chất

a. Một số hoạt động kinh tế chính

Câu hỏi 1 mục 2a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 127): Em hãy nêu một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam.
Trả lời:
- Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước. Bên cạnh trồng lúa nước, người ta còn trồng các cây lương thực khác như: ngô, khoai, sắn… cùng các loại cây rau củ quả... và nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy – hải sản.
Câu hỏi 2 mục 2a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 127): Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống và khác nhau?
Trả lời:
- Giống nhau:
+ Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính
+ Trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn…); cây ăn quả (cam, nhãn, mận…); cây công nghiệp (chè, cà phê…)
+ Có sự kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm
=> Hiện nay, đang áp dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: sử dụng các loại máy móc nông nghiệp; sử dụng các chế phẩm sinh học hay các giống cây trồng, vật nuôi mới, cho năng suất cao.
* Khác nhau:
- Người Kinh:
+ Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và đắp đê ngăn biển, thau chua, rửa mặn ở đồng bằng Nam Bộ.
+ Bên cạnh cây lúa nước, người Kinh còn trồng một số cây lương thực khác như: ngô, khoai, sắn,... cùng các loại cây rau, củ, gia vị, cây ăn quả,....và chăn nuôi gia súc, gia cầm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Người dân tộc khác
+ Trồng các cây trên cạn như: lúa nương, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả…
+ Lúa nước được trồng ở thung lũng chân núi hoặc ruộng bậc thang.
+ Ít nuôi thủy hải sản, chủ yếu phát triển thủy hải sản qua ao, suối…
Câu hỏi 3 mục 2a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 127): Em hãy kể tên một số ngành nghề thủ công của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Trả lời:
- Người Kinh làm các nghề truyền thống như: dệt, gốm sứ, đan, rèn, đúc, kim hoàn…. đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và được xuất khẩu.
- Các dân tộc thiểu số mang dấu ấn riêng của từng dân tộc như: dệt và đan, gốm và rèn, làm đồ trang sức… phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương.
Câu hỏi 4 mục 2a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 127): Hãy cho biết một số nghề thủ công nổi tiếng ở địa phương em. Theo em, các nghề thủ công có vai trò gì trong đời sống kinh tế - xã hội.
Trả lời:
- Ví dụ nghề làm gốm Bát Tràng, nghề lụa Vạn Phúc…
=> Các nghề thủ công truyền thống không chỉ có vai trò giúp nâng cao kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương mà còn góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội.

b. Ăn, mặc, ở

Câu hỏi 1 mục 2b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 131): Trình bày một số nét chính về văn hóa ăn, mặc, ở của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Trả lời:
* Đời sống vật chất của người Kinh:
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Câu hỏi 2 mục 2b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 131): Theo em, văn hóa ăn, mặc, ở của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào trong những năm gần đây? Nêu một số ví dụ ở địa phương em.
Trả lời:
- Sự thay đổi về văn hóa ăn, mặc, ở: Văn hóa ăn, ở, mặc của các dân tộc Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, hiện đại, ngày càng đáp ứng được nhu cầu về tinh thần và thẩm mỹ của con người hơn.
- Trang phục của các dân tộc ngày càng hiện đại, giúp bảo vệ con người khỏi những biến đổi về thời tiết…
- Ví dụ ở địa phương em
+ Trang phục thường ngày của người dân là: áo sơ mi, áo phông, quần âu hoặc váy… Vào các dịp lễ, tết, một bộ phận người dân thường mặc áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân.
+ Cơ cấu bữa ăn phong phú, đa dạng. Bên cạnh các món ăn truyền thống của người Việt Nam, cư dân còn yêu thích và thường xuyên sử dụng một số món ăn của nước ngoài, như: Kim chi; Cơm cuộn rong biển…
+ Nhà ở được xây bằng gạch, kiên cố; xây dựng chủ yếu theo phong cách nhà ống hoặc các chung cư
+ Phương tiện đi lại rất đa dạng, hiện đại, như: xe đạp, xe máy, ô tô; tàu điện; máy bay

c. Đi lại, vận chuyển

Câu hỏi mục 2c SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 131): Em hãy giới thiệu một số nét chính về phương tiện đi lại, vận chuyển của người Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Trả lời:
- Người Kinh: Trước đây, ngoài đi bộ, vận chuyển bằng vai, người Kinh còn vận chuyển đi lại các hình thức bằng xe trâu (bò), ngựa, thuyền bè.
- Còn đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu đi bộ, vận chuyển bằng gùi, sức vật và các loại xe, thuyền để vận chuyển hàng hóa.
- Ngày nay, xã hội phát triển, việc đi lại trao đổi giữa các vùng miền trở nên dễ dàng hơn, người Kinh hay đồng bào dân tộc thiểu số đều đi lại, vận chuyển bằng xe đạp, xe máy, ô tô, tàu....

3. Đời sống tinh thần

a. Tín ngưỡng, tôn giáo

Câu hỏi mục 3a SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 133): Em hãy kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo đang được duy trì trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
Trả lời:
- Một số tín ngưỡng, tốn giáo đang được duy trì trong đời sống tinh thần của cồng đồng các dân tộc ở Việt Nam:
+ Tín ngưỡng đa thần (sùng bái nhiều vị thần tự nhiên); Tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất (tổ tiên, anh hùng dân tộc, những người có công với cộng đồng…)
+ Các tôn giáo: Phật giáo, Công giáo;  Đạo Tin lành…

b. Phong tục, tập quán, lễ hội

Câu hỏi mục 3b SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 135): Hãy kể tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trả lời:
- Đối với người Kinh: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu.... và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....
- Các dân tộc thiểu số:
+ Phong tục, tập quán: duy trì phong tục liên quan đến chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, ma chay), chu kì canh tác (làm đất, gieo trỉa, thu hoạch,...).
+ Lễ hội:
Chủ yếu được tổ chức với quy mô làng bản, tộc người.
Một số lễ hội liên quan đến cộng đồng cư dân, dân tộc cư trú tại một vài làng, bản trong khu vực.
Các lễ hội phổ biến: lễ tế thần, lễ hội cơm mới, đưa thóc vào kho,...

Luyện tập

Luyện tập 1 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 135): Lập sơ đồ các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ ở Việt Nam. Kể tên một số dân tộc thuộc từng nhóm ngôn ngữ đó.
Trả lời:
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Luyện tập 2 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 135): Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Vận dụng

Vận dụng SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 13 (trang 135): Sưu tầm tư liệu và giới thiệu khái quát về các dân tộc ở địa phương em (huyện/thị, xã). Em nhận thấy đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở địa phương em trong những năm gần đây có thay đổi gì nổi bật?
Trả lời:
- Quê em tại huyện Yên Sơn, gồm 2 dân tộc chủ yếu: Tày, Mông
- Điểm thay đổi nổi bật đời sống vật chất, đời sống tinh thần của địa phương em trong những năm gần đây:
* Đời sống vật chất:
+ Các khu đô thị mới, khu nhà ở theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại với nhiều khu đô thị.
+ Trồng nhiều cây xanh, vườn hoa, công viên được cải tạo, xây mới, các tuyến phố được chỉnh trang.
* Đời sống tinh thần:
+ Các phong tục lễ hội được duy trì và bảo tồn, mang nét đặc sắc văn hóa riêng biệt
+ Những hủ tục mê tín dị đoan được xóa bỏ.