Mở đầu
Mở đầu SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 103): Em hãy chia sẻ một khẩu hiệu về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường mà em biết. Theo em, khẩu hiệu đó được sử dụng để làm gì?
Trả lời:
- Khẩu hiệu: Khoa học công nghệ nền tảng động lực cho phát triển.
- Ý nghĩa của khẩu hiệu: Khoa học và công nghệ đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biển đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.
1. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về kinh tế
Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 104): Em hãy nêu ý kiến nhận xét về câu nói của nhân vật anh trai trong hội thoại 1?
Trả lời:
- Anh trai nói về hình thức kinh doanh của anh trong xã họi hiện tại là loại hình kinh doanh tư nhân.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 104): Phân biệt quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất:
Trả lời:
- Khi có quyền sử dụng đất được hưởng các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn,... đối với mỗi loại đất việc thực hiện các quyền ở mức độ khác nhau.
- Về chiếm hữu đất đai: Nhà nước các cấp chiếm hữu đất đai thuộc phạm vi lãnh thổ của mình tuyệt đối và không điều kiện, không thời hạn, nhà nước cho phép người sử dụng được quyền chiếm hữu trên những khu đất, thửa đất cụ thể với thời gian có thể là lâu dài nhưng không phải là vĩnh viễn, sự chiếm hữu này chỉ là để sử dụng đúng mục đích được giao theo qui định của pháp luật.
- Quyền sử dụng đất đai: Nhà nước không trực tiếp sử dụng toàn bộ đất đai mà giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân, quyền sử dụng đất đã được nhà nước trao cho người sử dụng đất trên những thửa đất cụ thể.
2. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hoá, xã hội
Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 105): Theo em, quy định của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, xã hội được biểu hiện cụ thể như thế nào trong đời sống xã hội?
Trả lời:
- Theo em, quy định của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, xã hội được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội là: tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, chăm lo, phát triển sức khỏe của nhân dân, tạo cơ hội bình đẳng để công dân hưởng thụ phúc lợi xã hội, chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 105): Theo em, nội dung về văn hóa, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước?
Trả lời:
- Nội dung về văn hóa, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa: thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực văn hóa, xã hội như:
+ Tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định
+ Chăm lo, phát triển sức khỏe của nhân dân, tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội
+ Căm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, …
3. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục
Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 105): Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của hiến pháp năm 2013 về giáo dục.
Trả lời:
- “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (Điều 39); “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc,
- Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề” (Điều 61).
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 105): Theo em, vì sao Nhà nước ta lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia?
Trả lời:
Nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia vì:
- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.
- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.
- Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người
+ Do đó giáo dục - đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách giáo dục là quốc sách hàng đầu được thể hiện ngay trong Điều 35 của Hiến pháp 1992: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đến Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thì sửa thành: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
+ Như vậy, ngay trong quy định của Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm quan trọng của giáo dục. Theo quan điểm của nhà nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho giáo dục, bởi giáo dục là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân cách của công dân, đào tạo nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
4. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về khoa học, công nghệ
Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 106): Quốc gia Khởi nghiệp, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
Trả lời:
- Ý nghĩa của Quốc gia Khởi nghiệp, Ngày hội Khởi nghiệp:
+ Thúc đẩy các sảng kiến Công nghệ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển nền kinh tế đất nước;
+ Góp phần thu hút nguồn lực chuyên gia, trí thức, doanh nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển;
+ Thúc đẩy hình thành tư duy đổi mới, sáng tạo mở, giải quyết những vấn đề, thách thức đặt ra trong xã hội, bối cảnh dịch bệnh và nhu cầu từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn;
+ Góp phần thu hút nguồn vốn từ các quỹ đầu tư và tập đoàn nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu các dự án, ý tưởng khởi nghiệp để đầu tư hoặc mua ý tưởng kinh doanh đó;
+ Tạo điều kiện, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,...
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 106): O và D đã có ý tưởng gì trong việc sáng tạo để phát triển khoa học, công nghệ?
Trả lời:
- Ý tưởng của O là sản xuất một động cơ chạy bằng không khí nén
- Ý tưởng của D là công nghệ điện cát ( sản xuất điện từ cát)
Câu hỏi 3 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 106): Theo em, nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước
Trả lời:
- Ý nghĩa nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ:
+ Khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đối với đất nước;
+ Tạo tiền đề, căn cứ pháp lí để phát triển khoa học, công nghệ trong nước;
+ Tạo điều kiện người dân được tham gia và thụ hưởng công bằng lợi ích từ hoạt động khoa học, công nghệ, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân;
+ Tạo nền tảng, điều kiện để xây dựng, phát triển đất nước toàn diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội),...
5. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về môi trường
Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 107): Theo em, tại sao Hiến pháp có nội dung về môi trường
Trả lời:
- Môi trường rất quan trong đến sự sống và sự phát triển của con người, môi trường bị ảnh hưởng thì con người cũng trục tiếp bị ảnh hưởng theo vì vậy hiến pháp phải có luật bảo vệ môi trường để giúp phát triển sự sống và phát triển của con người.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 107): Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường
Trả lời:
- Ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường: Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5-6, học sinh các trường phổ thông trên cả nước đã tích cực thực hiện các biện pháp góp phần bảo vệ môi trường như: trồng nhiều cây xanh ở trường học và khu vực sinh sống, cùng người thân thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, hạn chế sử dụng túi nilon, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt, chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, …
Câu hỏi 3 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 17 (trang 107): Theo em, nội dung của hiến pháp về môi trường có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và đời sống xã hội?
Trả lời:
- Có ý nghĩa quản lí để sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khi hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồ dưỡng thiệt hại.
Luyện tập
Bài tập 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Công dân Việt Nam có quyền kinh doanh tất cả các mặt hàng.
b. Tài nguyên thiên nhiên là sở hữu của toàn dân nên người dân có thể tùy ý sử dụng.
c. Tất cả mọi người đều được Nhà nước tạo điều kiện hưởng thụ lợi ích từ các hoạt động khoa học, công nghệ.
d. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm riêng của cơ quan quản lí nhà nước về môi trường
Lời giải:
a. Sai. Vì buôn bán mặt hàng cũng cần phải đăng kí giấy phép kinh doanh
b. Sai vì cần sử dụng có mục đích và phù hợp với quy định pháp luật
c. Đúng vì góp phần phát triển đất nước
d. Sai vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm mỗi công dân
Bài tập 2: Em có nhận xét gì về hành vi của các nhân vật, tổ chức trong những trường hợp sau?
a. Ông S và con trai thường xuyên dùng kích điện đánh bắt cá trên sông
b. Bà H nhập hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bán cho người dân
c. Ông M thường tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học an toàn cho người và môi trường để phun cho vườn cây ăn quả của gia đình.
d. Trường T tổ chức cho học sinh tham quan triển lãm khoa học công nghệ của thành phố.
Lời giải:
- Tình huống a. Hành vi của ông S và con trai là sai, vi phạm pháp luật. Hành vi này tiêu diệt nhiều loài động vật sống dưới nước, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thuỷ hải sản, đồng thời có thể gây nguy hiểm cho con người nên bị pháp luật nghiêm cấm.
- Tình huống b. Hành vi của bà H là vi phạm pháp luật và đáng bị phế phản. Người dân khi sử dụng những hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Tình huống c. Hành vi của ông M là đúng, đáng khen ngợi. Việc làm của ông đã góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ mọi người.
- Tình huống d. Việc làm của trường T là một việc làm tốt, tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận các thành tựu khoa học công nghệ, góp phần khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.
Bài tập 3: Xử lý tình huống
a. Thôn của Q nằm cạnh một con sông lớn. Trong thôn có điểm thu gom rác thải để xử lí nhưng nhiều người vẫn có thói quen vức rác, xác vật nuôi, túi nilon,... xuống lòng sông vì cho rằng dòng sông lớn nên vức một vài túi rác xuống cũng không ảnh hưởng gì. Q cảm thấy mọi người làm như vậy là không tốt nhưng không biết nên làm gì để chấm dứt hành vi đó.
Nếu là Q, em sẽ làm gì?
b. H (15 tuổi) rất thích nghiên cứu, chế tạo, lắp ráp các thiết bị công nghệ. Gần đây, H muốn tham dự một cuộc thi chế tạo robot nhưng bố mẹ không đồng ý vì lo ngại đến việc học tập .
Nếu là H, em sẽ làm gì để bố mẹ đồng ý cho tham dự cuộc thi?
Lời giải:
a. Em sẽ tuyên truyền với mọi người về lợi ích của việc bảo vệ môi trường và thức tỉnh mọi người những tác hại môi trường bị ô nhiễm
b. Em sẽ giải thích cho mẹ hiểu đây cũng là một trong những việc giúp em học hỏi nhiều điều và giúp em phát triển trí tuệ
Bài tập 4: Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ.
Lời giải:
- Những việc học sinh nên làm:
+ Tham gia các cuộc thi về khoa học công nghệ
+ Tìm hiểu và học khoa học công nghệ
+ Cổ vũ bạn bè tham giá khoa học công nghệ
+ Phát minh, sáng chế các thiết bị phục vụ cuộc sống
- Những hiệc học sinh không nên làm:
+ Sử dụng khoa học công nghệ vào những mục đích sai trái.
Vận dụng
Vận dụng 1: Em hãy thiết kế một khẩu hiệu hoặc vẽ một bức tranh cổ động nhằm tuyên truyền các nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, giáo dục.
Trả lời:

Vận dụng 2: Em hãy viết một bài thuyết trình về trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và chia sẻ lại sản phẩm với cả lớp.
Trả lời:
Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là một ưu tiên hàng đầu được cả thế giới quan tâm. Qua các hội nghị toàn cầu và khu vực, chúng ta đã cùng nhau tìm kiếm giải pháp cho nạn ô nhiễm môi trường. Các biến cố thiên tai gần đây, từ động đất đến cháy rừng, đã rõ ràng chỉ ra sự phản kháng của tự nhiên với những hành động xâm phạm môi trường. Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Một trong những dấu hiệu đáng lo ngại là việc vứt rác và xả rác ra đường, vào những nơi công cộng trở nên phổ biến. Điều này phản ánh một tình trạng ý thức bảo vệ môi trường còn kém, thể hiện sự thiếu văn hóa và ý thức cộng đồng. Lối sống ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, đã dẫn đến việc bất cẩn trong xử lý rác thải và phế phẩm.
Thực tế, rác thải tràn lan không chỉ làm mất mĩ quan của thành phố mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các dịch bệnh và gây hại đến sức khỏe cộng đồng. Cảnh tượng này không chỉ tồn tại ở Hà Nội mà còn lan rộng đến nhiều nơi khác, như TP.HCM.
Trong vài năm gần đây, tình hình đã có những dấu hiệu cải thiện, đặc biệt là ở TP.HCM. Mặc dù tệ nạn vứt rác ra đường vẫn tồn tại ở một số khu vực ngoại ô, nhưng chính quyền địa phương đã nỗ lực giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, việc di dời các nhà máy và xí nghiệp ra khỏi trung tâm cũng là một biện pháp hiệu quả để giảm ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, không chỉ vấn đề về rác thải, mà còn về khí thải và chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp cũng đang là một vấn đề đáng lo ngại. Sự phá rừng và khai hoang cũng đang góp phần vào việc phá hủy môi trường sống.
Để giải quyết vấn đề này, không chỉ cần những biện pháp quản lý chặt chẽ từ chính phủ mà còn cần sự tham gia tích cực từ cộng đồng. Việc trồng cây để bảo vệ môi trường và tái tạo nguồn lợi từ rừng là một biện pháp quan trọng.
Trong tương lai, chúng ta cần phải cùng nhau nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường và thực hiện hành động cụ thể để làm cho môi trường sống của chúng ta trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức và nỗ lực, chắc chắn rằng Trái Đất của chúng ta sẽ ngày càng tươi đẹp.