Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 5: Ngân sách nhà nước

Mở đầu

Câu hỏi 1: Ngân sách nhà nước góp phần cho sự phát triển của các tỉnh miền núi như thế nào?
Trả lời:
- Ngân sách nhà nước góp phần cho sự phát triển của các tỉnh miền núi : Các địa phương này đã sử dụng vào việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông; kéo điện lưới điện quốc gia về các bản vùng sâu; xây dựng, tu bổ, nâng cấp trường học, cơ sở y tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; phát triển mô hình rừng trang trại, vườn rừng… nhờ đó, các tỉnh miền núi từng bước khắc phục khó khăn , ổn định đời sống, phát triển kinh tế-xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Câu hỏi 2: Hãy chia sẻ hiểu biết của em về ngân sách nhà nước.
Trả lời:
- Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, ra đời từ rất sớm cùng với sự hình thành của nhà nước. Ngân sách nhà nước vừa là nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước vừa là công cụ hữu ích để nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế quốc dân và giải quyết các vấn đề xã hội.

1. Khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước

a. Khái niệm ngân sách nhà nước

Em hãy quan sát sơ đồ sau để trả lời câu hỏi:
Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 5: Ngân sách nhà nước
Câu hỏi 1: Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu, chi gì?
Trả lời:
- Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu như thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ, thu từ dầu thô, thu nội địa. Ngân sách nhà nước gồm các khoản chi như chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách nhà nước, chi cải cách tiền lương, tính giảm biên chế, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ lãi, chi viễn trợ, chi thường xuyên.
Câu hỏi 2: Ai được quyền quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?
Trả lời:
- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

b. Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Câu hỏi 1: Mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì?
Trả lời:
- Mục đích của việc thu, chi ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Câu hỏi 2: Kể tên một số quỹ trong ngân sách nhà nước và chia sẻ hiểu biết của em về quỹ đó.
Trả lời:
- Quỹ hộ trỡ doang nghiệp, quỹ hỗ trợ hộ gia đình,…Các quỹ này sẽ hỗ trợ việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp, hỗ trợ một phần tài chính của các gia đình gặp khó khăn,…
Câu hỏi 3: Người dân đóng góp vào ngân sách nhà nước có được hoàn trả trực tiếp không? Vì sao?
Trả lời:
- Không hoàn trả trực tiêp vì:  ngân sách Nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quĩ tiền tệ tập trung của Nhà nước.

2. Vai trò của ngân sách nhà nước

Em hãy quan sát sơ đồ, đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:  
Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 5: Ngân sách nhà nước
Câu hỏi 1: Trong sơ đồ 2, khoản chi nào dành cho hoạt động của bộ máy nhà nước?
Trả lời:
- Trong sơ đồ 2, khoản chi dành cho hoạt động của bộ máy nhà nước là: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên.
Câu hỏi 2: Thông tin 1 cho biết ngân sách nhà nước góp phần định hướng phát triển sản xuất để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí như thế nào?
Trả lời:
- Việc đầu tư ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, thực hiện chính sách ưu đãi miễn thuế đất, cho vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước,… cho các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các chủ thể kinh tế vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu vực tập trung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động trên địa bàn.
Câu hỏi 3: Thông tin 2 cho biết ngân sách nhà nước góp phần điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát như thế nào?
Trả lời:
- Chính phủ đã dùng quỹ dự trữ quốc gia của ngân sách nhà nước với các gói hỗ trợ hàng chục nghìn đồng, cung ứng kịp thời, đây đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu, trợ cấp tiền cho nhân dân, đặc biệt đối với người nghẻo, người có hoản cảnh khó khăn, người mắt việc do dịch bệnh...
Câu hỏi 4: Thông tin 3 cho biết gia đình anh T đã được hỗ trợ từ quỹ phúc lợi của ngân sách nhà nước như thế nào?
Trả lời:
- Gia đình anh T đã được hỗ trợ từ quỹ phúc lợi của ngân sách nhà nước. Các con anh được đi học ở trường dân tộc nội trú tỉnh do Nhà nước hỗ trợ kinh phí, mọi người trong gia đình đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí,… Ngoài ra, gia đình anh còn được nhận tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tạo điều kiện chuyển đổi mô hình sản xuất để thoát nghèo.

3. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách

Câu hỏi 1: Thông tin 2 cho biết Nhà nước đã đảm bảo quyền gì của công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước?
Trả lời:
- Công khai ngân sách nhà nước được xây dựng trên cơ sở tham khảo các mô hình trên thể giới, từng bước hiện thực hoá mục tiêu của Chinh phủ và Bộ Tải chính trong việc cam kết thực hiện công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình trong phân bổ, quản li, sử dụng nguồn lực công.
- Đối với người dân, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu vả các tổ chức trong và ngoài nước, đây là một kênh truyền thông cung cấp đữ liệu, thông tin cần thiết để giúp họ nắm bắt các vấn đề liên quan đến tài chinh ngân sách quốc gia, qua đó thể hiện sự quan tâm và tăng cường sự giám sát của xã hội.
Câu hỏi 2: Ngư dân xã Q được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước?
Trả lời:
- Ngư dân xã Q rất phấn khởi vì được vay vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Mọi người cùng nghiên cứu kĩ chính sách, xây dựng dự án đóng tàu phù hợp, hiệu quả và phương án trả nợ để được xét duyệt vay tiền, cam kết sử dụng tiền đúng mục đích, thực hiện đúng tiến độ dự án, trả nợ vay và đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước.

Luyện tập

Bài tập 1: Em hãy cho biết ý kiến nào sau đây là đúng/ không đúng. Vì sao?
a. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong một năm.
b. Nguồn thu của ngân sách nhà nước là các khoản thu của mỗi người dân trong một quốc gia.
c. Nguồn chi bảo đảm sự hoạt động của bộ máy nhà nước là nguồn chi từ ngân sách nhà nước.
d. Ngân sách nhà nước do nhà nước sở hữu nên người dân không cần phải kiểm tra, giám sát việc nhà nước sử dụng ngân sách như thế nào.
Lời giải:
- Ý kiến a. Sai. Theo điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015, ngân sách nhà nước là toàn bộ khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
- Ý kiến b. Sai. Nguồn thu của nhà nước đến từ nhiều nguồn khác không chỉ là các khoản thu của mỗi người dân trong một quốc gia. Các khoản thu của mỗi người dân trong một quốc gia chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước, ngoài ra còn có thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ, thu từ dầu thô,…
- Ý kiến c. Đúng. Nguồn chi từ ngân sách nhà nước là nguồn chi bảo đảm cho sự hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Ý kiến d. Sai. Theo điều 2, chương I, Luật hiến pháp 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.” Vậy nên, nhà nước chỉ là công cụ do Nhân dân lập nên để điều hành các công việc mang tính công cộng của xã hội. Do đó, ngân sách nhà nước do nhà nước sở hữu cũng là do dân sở hữu, nên dân cần phải kiểm tra, giám sát việc nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước.
Bài tập 2: Theo em, trong các tình huống sau, ai thực hiện đúng, ai vi phạm pháp luật ngân sách nhả nước? Vì sao?
a. Ông M đưa ông N là em trai minh vào danh sách nhận hỗ trợ của Chính phủ cho người dân vùng bão lũ. Tuy nhiên, thấy mình có điều kiện tốt hơn nhiều người khác nên ông N đã tự nguyện xin không nhận sự hỗ trợ này, nhường cho người khác có hoản cảnh khó khăn hơn.
b. Do phải nộp nhiều khoản không đúng theo quy đnh của pháp luật, người dân xã X yêu câu cán bộ xã phải giải trình công khai các khoản thu chi. Tuy nhiên, cán bộ xã trả lời rằng. họ không có nghĩa vụ phải làm điều đó, trừ khi có yêu câu từ cắp trên.
c. H luôn thực hành và nhắc các bạn tiết kiệm điện nước, bảo vệ tải sản của nhà trường.
d. Các cơ quan nhà nước trong tỉnh A đều hưởng ứng phong trào tiết kiệm chỉ tiêu công, không sử dụng ô tô của cơ quan đưa nhân viên đi tham quan, du lịch.
Lời giải:
a. Ông M đưa ông N là em trai minh vào danh sách nhận hỗ trợ của Chính phủ cho người dân vùng bão lũ. Tuy nhiên, thấy mình có điều kiện tốt hơn nhiều người khác nên ông N đã tự nguyện xin không nhận sự hỗ trợ này, nhường cho người khác có hoản cảnh khó khăn hơn.
- Ông M thực hiện sai: vì đã không hỗ trọ đúng người cần hỗ trợ mà đã đưa người thân cảu mình chiếm phần hỗ trợ của người có hoàn cảnh khó khăn
- Ông N thực hiện đúng vì đã nhận thấy mình không phải gia đình có hoàn cảnh khó khăn để nhân hỗ trợ nên đã từ chối và nhường cơ hội đó cho người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
b. Do phải nộp nhiều khoản không đúng theo quy đnh của pháp luật, người dân xã X yêu câu cán bộ xã phải giải trình công khai các khoản thu chi. Tuy nhiên, cán bộ xã trả lời rằng. họ không có nghĩa vụ phải làm điều đó, trừ khi có yêu câu từ cắp trên.
- Cán bộ xã X làm sai: vì đã thu những khoảng không đúng trong ngân sách nhà nước và không giám công khai minh bạch cho người dân.
c. H luôn thực hành và nhắc các bạn tiết kiệm điện nước, bảo vệ tải sản của nhà trường.
- H đúng vi làm như vậy góp phần làm giảm chi phí ngân sách cho nhà nước đồng thời tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên liên quan đến điện, nước.
d. Các cơ quan nhà nước trong tỉnh A đều hưởng ứng phong trào tiết kiệm chỉ tiêu công, không sử dụng ô tô của cơ quan đưa nhân viên đi tham quan, du lịch.
- Tỉnh A đúng vì đã tiết kiệm ngân sách nhà nước thông qua việc giảm chi hí trong các cuộc đưa nhân viên đi tham quan, du lịch.
Bài tập 3: Em hãy giải đáp thắc mắc giúp các bạn trong những tình huống sau:
a. Gần nhà H có một cụ già sống một mình. Cùng với sự giúp đỡ của mọi người trong thôn xóm, cụ còn được nhận một khoản trợ cấp hằng tháng của Nhà nước. H băn khoăn: "Nhà nước lấy đâu ra tiên để trợ cấp cho các cụ nhỉ?".
b. Gia đỉnh T về thăm quê. Qua trạm thu phí trên đường cao tốc, bố trả tiền cho nhân viên thu phi. Tùng thắc mắc: "Bồ ơi, sao minh phải trả tiền cho họ ạ?".
Lời giải:
a. H băn khoăn: "Nhà nước lấy đâu ra tiên để trợ cấp cho các cụ nhỉ?".
=> Tiền trợ cấp cho các cụ được lấy ra từ ngân sách nhà nước trong khoản hỗ trợ Quỹ hỗ trợ người nông dân.
b. Qua trạm thu phí trên đường cao tốc, bố trả tiền cho nhân viên thu phí. Tùng thắc mắc: "Bố ơi, sao mình phải trả tiền cho họ ạ?".
=> Vì nhà nước phải thu để làm chi phí bảo trì đường bộ (thuộc quỹ bảo trì đường bộ), thu nhằm mục đích xây mới hoặc sửa chữa những tuyến đường hư hại để phục vụ việc đi lại cho người dân.

Vận dụng

Vận dụng 1: Viết về một công trình sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương em và ý nghĩa của công trình đó.
Trả lời:
- Ngày trước, đường ở khu nhà em có rất nhiều ổ gà do xuống cấp. Sau đó, con đường đã được sửa lại khiến cho việc di chuyển của người dân trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu được những tai nạn hay va chạm không đáng có.
Vận dụng 2: Gia đình em đã thực hiện nghĩa vụ gì và được hưởng những quyền lợi gì từ ngân sách nhà nước? hãy thống kê theo mẫu?
Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 5: Ngân sách nhà nước
Trả lời:
- Nghĩa vụ:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
+ Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
+ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
- Quyền
+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.