Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Mở đầu

Mở đầu SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 39): Em hãy kể một số hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình hoặc những cơ sở sản xuất kinh doanh nơi em sinh sống và cho biết hoạt động đó có đóng góp gì cho đời sống xã hội.
Trả lời:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh: Quán ăn phục vụ buổi sáng
- Hoạt động này đã tạo ra hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội, giảm tình trạng thất nhiệp và mang đến thu nhập cho người lao động. Từ đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1. Vai trò của sản xuất kinh doanh

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 40): Anh T đã cung cấp dịch vụ để phục vụ bà con địa phương với mục đích gì? Hoạt động này có điểm gì khác so với hoạt động sản xuất trước đây?
Trả lời:
- Anh T đã cung cấp dịch vụ để phục vụ bà con địa phương với mục đích để bà con bớt khó khăn hơn trong việc nghiền thức ăn cho gia súc, để bà con phát triển chăn nuôi. Hoạt động này giúp anh T cũng như bà con có điều kiện phát triển hơn trong chăn nuôi so với trước kia.
- Trước kia nhà a T chỉ đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho gia đình, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Nhưng từ ngày anh đầu tư vào máy nghiền thức ăn thì anh có thể phục vụ cho bà con phát triển chăn nuôi, đồng thời nuôi thêm hơn 60 con lợn mỗi năm.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 40): Hoạt động sản xuất của anh T mang lại lợi ích gì cho gia đình và xã hội?
Trả lời:
- Hoạt động sản xuất của anh T mang lại cho gia đình anh T có thêm thu nhập từ việc phục vụ máy nghiền thức ăn cho bà con, phát triển chăn nuôi cho gia đình anh T. Hoạt động này góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi cho bà con cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho quê hương đất nước

2. Một số mô hình sản xuất kinh doanh

a. Mô hình hộ sản xuất kinh doanh

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 40): Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh T do ai chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm? Số lao động tham gia là bao nhiêu?
Trả lời:
- Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh T do anh T chịu trách nhiệm sản xuất và do người dân chịu trách nhiệm tiêu thụ. Số lượng lao động tham gia là gần mười người.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 40): Em có nhận xét gì về quy mô kinh doanh, khả năng huy động vốn của hộ gia đình anh T?
Trả lời:
- Quy mô kinh doanh của gia đình anh T là mô hình sản xuất kinh doanh do cá nhân làm chủ, quy mô nhỏ lẻ, dễ hoạt động sản xuất. Nhưng chính vì vậy nên khó huy động vốn, khó tăng quy mô và đầu tư trang thiết bị, khó đáp ứng yêu cầu của khách hàng lớn.

b. Mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 41): Hợp tác xã Đoàn Kết gồm mấy thành viên? Hoạt động của hợp tác xã dựa trên nguyên tắc nào?
Trả lời:
- Hợp tác xã Đoàn Kết gồm 8 thành viên. Hoạt động của hợp tác xã dựa trên nguyên tắc: Tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 41): Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh là gì? Theo em, tại sao anh T phải liên kết với các hộ gia đình khác?
Trả lời:
- Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh là có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau từ đó tăng năng suất và đảm bảo giá bán ổn định.
- Anh T phải liên kết với các hộ gia đình khác vì anh T gặp khó khăn trong việc huy động vốn và năng suất chưa cao do quy mô sản xuất nhỏ, anh T khi tham gia Hợp tác xã Đoàn kết đã giải quyết hết các vấn đề này.

c. Mô hình doanh nghiệp

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 42): Em hãy nêu những biểu hiện tính hợp pháp và tính tổ chức của doanh nghiệp X.
Trả lời:
- Những biểu hiện tính hợp pháp và tính tổ chức của doanh nghiệp X: Kinh doanh mặt hàng điện tử gia dụng, vốn thành lập và làm chủ là Ông Q, có trụ sở giao dịch, có cơ cấu nhân sự, bộ máy điều hành. Doanh nghiệp ông Q được nhà nước cấp phép hoạt động và phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh bằng tài sản riêng của mình trước pháp luật.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 42): Ông Q có quyền sở hữu, quản lí và thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp X trước pháp luật như thế nào?
Trả lời:
- Ông Q có quyền sở hữu, quản lí và thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp X trước pháp luật: Do ông Q bỏ vốn đầu tư, làm chủ, mục đích sinh lợi. Chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh bằng tài sản riêng của mình trước pháp luật.
Câu hỏi 3 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 43): Công ty hợp danh QT được thành lập bởi những ai? Các thành viên hợp danh có quyền lợi và nghĩa vụ gì trong công ty? Các thành viên góp vốn có quyền và nghĩa vụ gì trong cty?
Trả lời:
- Công ty hợp danh QT được thành lập bởi ông Q và anh trai của ông – ông T. Các thành viên hợp danh có quyền quản lí, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Câu hỏi 4 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 43): Theo em công ty hợp doanh có ưu điểm gì so với công ty tư nhân?
Trả lời:
- Ưu điểm của công ty hợp doanh: Có thể huy động nguồn vốn, tăng người để cùng quản lý công ty, tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và tin tưởng nhau.
Câu hỏi 5 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 44): Em có nhận xét gì về mục đích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N?
Trả lời:
- Mục đích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N: Chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ mà không lo ảnh hưởng đến các tài sản khác của gia đình.
Câu hỏi 6 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 44): Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như thế nào? Cơ chế tổ chức và hoạt động ra sao?
Trả lời:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi có 4 người bạn thân của anh N đầu tư thêm 4 tỉ đồng vốn điều lệ.
- Cơ chế tổ chức và hoạt động là cả năm người hợp thành Hội đồng thành viên, duy trì  hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
Câu hỏi 7 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 45): Công ty cổ phần A được hình thành như thế nào? Em hãy nêu phương thức hoạt động của công ty cổ phần?
Trả lời:
- Công ty cổ phần A được hình thành bằng vốn đóng góp của hàng trăm cổ đông
- Phương thức hoạt động của công ty cổ phần: hằng năm công ty tổ chức đại hội cổ đông, bầu ra hội đồng quản trị. Công ty được phát hành chứng khoán để huy động vốn. các cổ đông được chia lợi tức cổ phần theo số cổ phần đóng góp cho công ty.
Câu hỏi 8 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 46): Em hãy phân tích số vốn của doanh nghiệp K trước và sau khi cổ phẩn hóa.
Trả lời:
- Doanh nghiệp K là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp K đã trở thành một công ty cồ phần với số vốn lớn hơn nhiều so với trước. Số vốn nhà nước chỉ còn chiếm 54% vốn của công ty, phần còn lại cho phép tư nhân đầu tư.

Luyện tập

Bài tập 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 46): Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây?
a. Sản xuất kinh doanh góp phản làm giảm tệ nạn xã hội.
b. Kinh doanh phát triển làm hạn chế các nghề truyền thống ở địa phương.
c. Kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi phải đầu tư nhiều nhà xưởng và trí tuệ.
d. Sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
Lời giải:
- Em đồng tình với ý kiến a. Sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất, công ăn việc làm cho xã hội. Từ đó giảm tỉ lệ thất nghiệp và tệ nạn xã hội.
- Em không đồng tình với ý kiến b. Sản xuất kinh doanh sẽ giúp đỡ các nghề truyền thống ở địa phương phát triển, tới tay người tiêu dùng nhiều hơn.
- Em không đồng ý với ý kiến c. Kinh doanh trực tuyến cần nhà xưởng để sản xuất hàng hóa chất lượng và trí tuệ để có thể tạo ra hàng hóa, đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng,…
- Em đồng tình với ý kiến d. Sản xuất kinh doanh giúp tạo thu nhập cho lao động, đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người trong xã hội. Từ đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
Bài tập 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 46): Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận đề nhận biết điểm khác nhau của các mô hình sản xuất kinh doanh:
a.giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
b.giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã.
c. giữa doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
d. giữa công ty tư nhân và công ty hợp danh.
e. giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Lời giải:
a. giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.
- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.
b. giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã.
- Hợp tác xã: Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp với tư cách hợp tác xã nhưng không được vượt quá 50% vốn điều lệ (ghi trong báo cáo tài chính gần nhất). 
- Hộ kinh doanh: Chỉ được tham gia với tư cách pháp nhân trong các hoạt động mua, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp.
c. giữa doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty tư nhân: không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn. 
- Công ty TNHH 1 thành viên: Để huy động vốn, công ty TNHH 1 thành viên có thể phát hành trái phiếu và được phát hành cổ phần trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần
d. giữa công ty tư nhân và công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.
- Công ty Hợp danh: Do ít nhất 2 cá nhân là đồng chủ sở hữu công ty và được gọi là thành viên hợp danh, cùng nhau chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty.
e. giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, vốn điều lệ không chia thành cổ phần hay cổ phiếu, tỷ lệ vốn góp có thể là những phần không bằng nhau.
- Nhưng đến công ty cổ phần có sự khác biệt đó là Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được ghi nhận bằng cổ phiếu.
Bài tập 3 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 47): Em hãy tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh ở địa phương theo gợi ý sau:
- Tìm hiểu và nhận xét ưu điểm, hạn chế của một số mô hinh hộ sản xuất kinh doanh ở địa phương em.
- Tìm hiểu một mô hinh hợp tác xã sản xuất kinh doanh trong thực tế, giới thiệu mô hình này với các bạn trong lớp.
- Tìm hiểu trong thực tiễn một doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình sau và giới thiệu vài nét về doanh nghiệp đó: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, doanh nghiệp nhà nước.
Lời giải:
Địa phương em có mô hình sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình.
+ Ưu điểm của hộ kinh doanh:
- Hồ sơ thành lập và thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản hơn so với thành lập doanh nghiệp.
- Thủ tục đăng ký thuế, khai thuế đơn giản hơn. Hộ kinh doanh có thể đóng thuế khoán hằng năm, không phải thực hiện khai thuế hàng tháng như doanh nghiệp.
- Chế độ chứng từ, sổ sách, kế toán đơn giản;
- Hiện nay theo quy định mới tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm. Theo đó, hộ kinh doanh phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và thông báo với Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
+ Nhược điểm của hộ kinh doanh: Chủ thể thành lập hộ kinh doanh thu hẹp lại chỉ bao gồm: Cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình (Không còn “nhóm các cá nhân” như trong luật cũ nữa).
Bài tập 4 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 7 (trang 47): Em có lời khuyên gì với các nhân vật trong những tình huống sau?
a. Những ngày nóng nhàn, anh C cùng nhiều thanh niên trong xã lên thảnh phố làm thuê.
Lao động vất vả, phải sống xa nhà, tốn thêm chỉ phi thuê nhà trọ, ăn uống, xe cộ....nhưng thu nhập cũng chăng được bao nhiêu. Mới đây, có người bà con khuyên anh chọn một mô hình kinh doanh phù hợp để phát triển sự nghiệp ở quê, không lên thành phố làm thuê nữa.
Theo em, anh C có nên làm theo lời khuyên đó không? Vì sao?
b. Các bạn trong lớp 10A đều yêu mến N vi bạn không chỉ học giỏi mà còn rất khéo tay, làm được nhiều loại bánh ngon. Nhà ở ngay gần chợ phố huyện, nhận thấy khả năng có thể kinh doanh đẻ phát triển kinh tế gia đỉnh. N có ý định sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ học thêm kĩ thuật làm bánh để mở cửa hàng chuyên kinh doanh bánh tại nhà. Tuy nhiên, nhiều bạn trong lớp khuyên N nên học đại học để có cơ hội kiếm được nhiều việc làm tốt hơn.
Em có lời khuyên gì cho bạn N?
Lời giải:
- Xử lí tình huống a. Anh C nên làm theo lời khuyên đó. Lên thành phố làm thuê vất vả mà không được mấy. Anh C nên về quê, chọn một mô hình kinh doanh phù hợp, tạo thu nhập cho gia đình và công ăn việc làm cho bà con ở quê, góp phần giúp đỡ miền quê giàu có, phát triển hơn.
- Xử lí tình huống b. Em sẽ khuyên N lựa chọn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình của N. Nếu gia đình N có điều kiện lo ăn học cho N hết 4 năm đại học, N nên học đại học để tìm được công việc tốt hơn, được tiếp xúc với tầng lớp tri thức. Nếu gia đình N không đủ khả năng cho bạn học đại học, N có thể học thêm kĩ thuật làm bánh, mở một tiệm bánh rồi phát triển của hàng lên, tăng thu nhập cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho bà con ở quê, phát triển quê hương.

Vận dụng

Vận dụng 1: Em hãy viết bài giới thiệu dự định mô hình kinh doanh trong tương lai của bản thân hoặc gia đỉnh và giới thiệu với các bạn.
Bài làm
- Kinh doanh quán ăn vặt:
+ Lựa chọn thích hợp dành cho những tín đồ đam mê ẩm thực. Không chỉ giúp bạn có khoản thu thập ổn định, mà còn thoả mãn đam mê của mình. Kinh doanh quán ăn vặt bạn sẽ cần phải chú ý đến yếu tố: vị trí mặt bằng mở quán, đối tượng khách hàng, menu, chất lượng sản phẩm,…
+ Vốn đầu tư ban đầu: 50.000 – 300.000 triệu đồng (tuỳ theo mô hình kinh doanh). Bạn có thể kết hợp thêm hình thức kinh doanh online để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàg và gia tăng doanh thu, lợi nhuận hiệu quả.
+ Gợi ý: Cửa hàng Gà rán, đồ ăn vặt cho họ
Vận dụng 2: Em hãy viết bài và chuẩn bị tham gia cuộc thi thuyết trình về sự đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương.  
* Gợi ý:
- Khái quát sơ lược về tầm quan trọng của sản xuất kinh doanh đối với địa phương.
- Nêu lên thực trạng của sản xuất kinh doanh tại địa phương hiện nay.
- Liệt kê những đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với địa phương.
- Đưa ra những số liệu, dẫn chứng cụ thể về những đóng góp đó.
- Những thay đổi của địa phương sau khi có sự đóng góp từ sản xuất kinh doanh.
- Nhận xét những tích cực, hạn chế và rút ra kết luận.