Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Mở đầu

Mở đầu SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 123): Em hãy kể tên các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chia sẻ hiểu biết của mình về một trong các cơ quan đó?
Trả lời:
- Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
- Cơ quan lập pháp là cơ quan thực hiện chức năng lập pháp của một quốc gia là làm luật và sửa đổi luật.
- Theo Hiến pháp năm 1992, cơ quan lập pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hiến pháp không chỉ xác định Quốc hội là cơ quan lập pháp mà còn nhấn mạnh: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, đồng thời, Quốc hội cũng là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến là làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
- Lập pháp theo nghĩa rộng tuy là chức năng tiêu biểu của Quốc hội với tính cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhân dân, thực hiện quyền lực của nhân dân, nhưng không phải là chức năng duy nhất của Quốc hội.

1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đảo của Đảng cộng sản Việt Nam

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 124): Theo em, Đảng lãnh đạo bộ máy nhà nước trên những phương diện nào? Hãy nêu ví dụ minh họa.
Trả lời:
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thể hiện qua các phương diện như:
+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn cho Nhà nước:
+ Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước;
+ Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước,...
- Ví dụ: Đảng đề ra chủ trương, đường lối phát triển đất nước trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến nay.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 124): Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được thể hiện như thế nào trong thông tin 2?
Trả lời:
- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo cùa Đảng thể hiện trong thông tin 2: Ban Chấp hành Trung ương để xuất, giới thiệu nhân sự đảm nhiệm chức danh lãnh đạo Nhà nước thể hiện việc Đảng lành đạo trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trên phương diện công tác cán bộ. Đảng giới thiệu Đảng viên có đủ năng lực, phẩm chất vào các cương vị chủ chỗt của bộ máy nhà nước để nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thầm quyền bẩu, bồ nhiệm.

b. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 124): Em hãy cho biết các luật, nghị quyết, pháp lệnh sau khi được Quốc hội thông qua sẽ do những cơ quan nào tổ chức thi hành, thực hiện. 
Trả lời:
- Sau khi Quốc hội thông qua các luật, nghị quyết và pháp lệnh thì các cơ quan sau sẽ tổ chức thi hành, thực hiện bao gồm Chính phủ; Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra, các cơ quan bao gồm Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn có thể ban hành Nghị quyết liên tịch.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 124): Em hiểu như thế nào về nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát? Thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân.
- Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.

c. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 125): Luật Trưng cầu ý dân của Nhà nước Việt Nam thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân như thế nào? Em hãy cho biết nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng phương thức và qua cơ quan, tổ chức nào? 
Trả lời:
- Luật Trưng cầu ý dân của Nhà nước Việt Nam thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Luật này quy định về các vấn đề quan trọng như: toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước;... đều phải được lấy ý kiến của nhân dân.
- Đồng thời, luật này cũng quy định tất cả công dân từ đủ 18 tuồi trở lên đểu có quyền bỏ phiếu biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và tất cả các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước Việt Nam.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 125): Em hãy nêu biểu hiện của nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam.
Trả lời:
- Biểu hiện của nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân:
- Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân và bộ máy nhà nước là công cụ để nhân dân thực thi những quyền lực đó.
- Các cơ quan quyền lực nhà nước như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phải do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín trên cơ sở dân chủ.
- Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, và khi không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm.
- Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.
- Nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, có quyền tố cáo, khiếu nại, góp ý,... nếu phát hiện sai phạm.

d. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 126): Qua lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em hiểu thế nào là tập trung dân chủ?
Trả lời:
- Tập trung dân chủ là tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Những vấn đề quan trọng nhất thường được bàn bạc, quyết định bởi tập thể. Khi mọi việc đã được tập thể xác định rõ sẽ giao cho cá nhân phụ trách thực thi để đảm bảo hiệu quả. 
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 126): Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
- Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam một mặt phải đảm bảo sự chỉ đạo, lãnh đạo tập trung, thống nhất của trung ương với địa phương, của cấp trên với cấp dưới nhưng mặt khác phải mở rộng dân chủ, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của địa phương và cấp dưới; phải coi trọng vai trò của tập thể nhưng mặt khác phải để cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo.
- Các cơ quan, tổ chức cấp dưới có trách nhiệm thực hiện những chủ trương, chính sách, quy định của cơ quan, tổ chức cấp trên.
- Trong quá trình hoạt động, những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương sẽ được quyết định thông qua hình thức biểu quyết lấy ý kiến của tập thể.

e. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 127): Các văn bản pháp luật trong hình ảnh trên quy định tổ chức và hoạt động của cơ quan nào trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? 
Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trả lời:
- Các văn bản pháp luật trong hình ảnh trên quy định tổ chức và hoạt động của những Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. 
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 127): Theo em, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện:
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.
+ Pháp luật quy định rõ, cụ thể, minh bạch việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và việc tổ chức bộ máy nhà nước phải tuân theo các quy định đó.
- Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí.

2. Đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Tính thống nhất

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 127): Việc thực hiện chủ trương xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện như thế nào trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? 
Trả lời:
- Việc thực hiện chủ trương xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đảng đề ra đường lối, chủ trương phát triển nền kinh tế. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước hiện thực hoá chủ trương, đường lối của Đảng bằng việc phối hợp chặt chẽ trong xây dựng, ban hành, triển khai các chính sách, chương trình, kế hoạch, công việc cụ thể trên nhiều mặt để phát triển toàn diện nền kinh tế.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 127): Theo em, tính thống nhất của bộ máy nhà nước Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
- Tính thống nhất của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện:
+ Tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, tạo thành một thể thống nhất từ trung ương xuống địa phương.
+ Những cơ quan này đều hoạt động vì mục tiêu chung là xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

b. Tính nhân dân

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 128): Việc đẩy mạnh cải cách hành chính thể hiện tính nhân dân của bộ máy hành chính nhà nước ta như thế nào? Nhân dân thực hiện quyền gì để tham gia thành lập bộ máy nhà nước?
Trả lời:
- Việc đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi, giúp nhân dân tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc khi thực hiện các thủ tục hành chính.
- Nhân dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử để tham gia thành lập bộ máy nhà nước.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 128): Em hãy nêu biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trả lời:
- Biểu hiện của tỉnh nhân dân trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước được nhân dân thành lập nên và hoạt động để phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
- Người dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, nếu các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước hoạt động không hiệu quả thì nhấn dân có quyền khiếu nại, tố cáo.
- Hoạt động của bộ máy nhà nước hướng tới việc chăm lo cho nhân dân, bảo đảm, bảo vệ lợi ích cho nhân dân.
- Mọi cán bộ, nhân viên nhà nước đều xuất phát từ nhân dân, tham gia vào bộ máy nhà nước là để phục vụ, phụng sự nhân dân. Họ có trách nhiệm phải giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, phải gần gũi nhân dân, lắng nghe và thấu hiểu nhân dân, đồng thời phải chịu sự giám sát của nhân dân, họ có thể bị bãi miễn nếu không còn được nhân dân tín nhiệm.

c. Tính quyền lực

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 129): Việc Chính phủ phải báo cáo và chịu sự giám sát của Quốc hội về các công việc của mình thể hiện điều gì?
Trả lời:
- Việc Chính phủ phải báo cáo và chịu sự giám sát của Quốc hội về các công việc của minh thể hiện vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước, Chính phủ là cơ quan cấp dưới nên phải có trách nhiệm bảo cáo công việc và chịu sự giám sát của Quốc hội.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 129): Theo em, vì sao các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân công quyền lực để thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng vẫn phải có sự phối hợp, giám sát lẫn nhau?
Trả lời:
- Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân chia quyền lực để thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng vẫn phải có sự phối hợp, giám sát lẫn nhau vì bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thể thống nhất, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung và hướng đến những mục tiêu giống nhau.
- Các cơ quan phải có sự phối hợp, giám sát lẫn nhau để đảm bảo tất cả các lĩnh vực hoạt động của bộ máy nhà nước đều được thực hiện đúng, tránh các sai phạm làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
Câu hỏi 3 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 129): Tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
- Biểu hiện của tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Tất cả các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước đều được Nhà nước trao các quyền cụ thể để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
+ Các cơ quan sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ riêng, tuy nhiên giữa các cơ quan luôn có mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong việc giải quyết công việc, cơ quan này giảm sát cơ quan khác.
+ Các cơ quan cấp dưới phải phục tùng, thực hiện các quyết định của cơ quan cấp trên.

d. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 129): Trong thông tin 2, vì sao các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy?
Trả lời:
- Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên lãnh thồ Việt Nam đều phải tuân thủ Luật Phòng cháy, chữa cháy vì tất cả mọi người sinh sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 20 (trang 129): Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa được biểu hiện như thế nào trong toàn bộ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời:
- Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện:
- Tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật;
- Các cơ quan trong bộ máy nhà nước sử dụng pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm quản lý nhà nước và xã hội.

Luyện tập

Bài tập 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Tất cả các cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia váo bộ máy nhà nước.
b. Khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, người dân có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo.
c. Cơ quan nhà nước cấp dưới phải thực hiện tất cả các chủ trương, quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
d. Người đứng đầu, lãnh đạo các cơ quan trong bộ máy nhà nước có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan đó.
Lời giải:
a.  Sai, vì chỉ có công dân Việt Nam, không bị giới hạn về năng lực xã hội (ví dụ: không bị giam giữ do vi phạm pháp luật) và đủ 21 tuổi trở lên mới có quyền ứng cử vào bộ máy nhà nước.
b. Đúng, vì tất cả cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam đều hoạt động vì mục đích chung là lợi ích của nhân dân, hoạt động theo quy định của pháp luật. Vì vậy, nhân dân có quyền khiếu nại, tố cáo nếu không đồng tình với các quyết định của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
c. Đúng, vì bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức phân cấp. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước được phân chia để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan cấp dưới phải thực hiện chủ trương, quyết định của cơ quan cấp trên.
d. Sai, vì những vấn đề quan trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước được quyết định bởi tập thể, người lãnh đạo không được quyền tự ý quyết định.
Bài tập 2: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
 a. N hay tìm hiểu và bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung về hoạt động mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với nhân dân và xã hội.
 b. D kiên quyết từ chối in tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
c.  Là cán bộ một cơ quan nhà nước, ông A phát hiện quyết định của lãnh đạo có nhiều sai phạm nhưng vẫn giữ im lặng. 
d. Chính quyền địa phương C đến trường học để lấy ý kiến đóng góp của học sinh về việc xây dựng một dự án cho trẻ em trên địa bàn.
Lời giải:
- Trường hợp a. Đồng tình vì hành vi của N là đúng. Chia sẻ, bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước là việc làm giúp mọi người biết, ủng hộ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước.
- Trường hợp b. Đổng tình vi hành vi của D là đúng. Các tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước thường được các đối tượng phản động sử dụng để chống phá Nhà nước, đây là hành vi pháp luật nghiêm cấm, D từ chối in tài liệu là từ chối tiếp tay cho những hành vi xấu.
- Trường hợp c. Không đồng tình vì hành vi của ông A là sai, không làm tròn trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. Việc ông A giữ im lặng, không góp ý khiến lãnh đạo cơ quan không nhận ra sai phạm trong quyết định của mình để thu hổi, thay đổi. Điều đó có thể gây nên những hậu quả xấu về nhiều mặt, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Cơ quan và lợi ích của nhân dân.
- Trường hợp d. Đồng tình về việc làm của chính quyền địa phương C là đúng. Việc xây dựng dự án cho trẻ em nên xuất phát từ lợi ích, mong muốn của trẻ em. Khi lấy ý kiến của học sinh vào hoạt động đó sẽ phát huy được quyền làm chủ của các em đối với những vấn đề quan trọng có liên quan đến bản thân.
Bài tập 3: Em hãy xử lí các tình huống sau:
 a. Giờ ra chơi, K tình cờ thấy một số bạn trong lớp đọc những tin tức trên mạng xã hội có nội dung sai lệch về cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước.
 Nếu là K, em sẽ làm gì?
 b. Khi tới uỷ ban nhân dân xã để làm thủ tục xác nhận một số giấy tờ cá nhân, T thấy một bác đã cao tuổi đang muốn được giải đáp một số thủ tục hành chính mà bác chưa rõ nhưng các cán bộ tiếp dân đều tỏ ra đang bận việc, không nhiệt tình trả lời.
 Nếu là T, em sẽ làm gì? 
c. Bác tổ trưởng khu phố nhà H đến từng hộ gia đình phát tài liệu hướng dẫn phòng cháy chữa cháy và yêu cầu mỗi gia đinh cam kết việc rà soát các thiết bị để đề phòng các trường hợp cháy nổ trong gia đình mình nhưng có một số hộ không kí bản cam kết.
Nếu chứng kiến tình huống trên, em sẽ làm gì?
Lời giải:
a. Hành vi đọc những tin tức có nội dung sai lệch về cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước trên mạng xà hội là sai trái. Vì vậy, K nên giải thích cho các bạn hậu quả của việc tuyên truyền những bài viết có nội dung xấu trên mạng xã hội (vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến đất nước,...) và khuyên các bạn không nên tiếp tục thực hiện hành vi sai trái đó nữa. Hoặc K có thể chia sẻ vấn đề với giáo viên chủ nhiệm và nhờ thầy cô hỗ trợ,...
b. Việc các cán bộ tiếp dân tỏ ra đang bận việc, không nhiệt tình trả lời thắc mắc của bác cao tuổi là sai, không thực hiện trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. Do đó, T nên nói chuyện với các cán bộ tiếp dân, nhắc lại vấn đề mà bác cao tuổi thắc mắc và đề nghị các cán bộ hỗ trợ. Hoặc T khiếu nại về thái độ của các cán bộ đó với các lãnh đạo xã để họ điểu chỉnh, thay đổi.
c. Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm chung của toàn xà hội. Việc một số hộ dân từ chối kí bản cam kết phòng cháy, chữa cháy là không nên. Do đó, nếu chứng kiến sự việc, em nên giải thích cho mọi người hiểu trách nhiệm của bản thân trong việc phòng cháy, chữa cháy và vận động mọi người kí bản cam kết.

Vận dụng

Vận dụng 1: Em hãy viết một bài luận về vai trò của người dân trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.
Trả lời:
- Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân, đều có vai trò quan trọng trong nền dân chủ. Nền dân chủ phát triển thì dân chủ trực tiếp được mở rộng, ngược lại đẩy mạnh thực hiện dân chủ trực tiếp thì sẽ thúc đẩy nền dân chủ phát triển.
-  Để Nhân dân thực sự là chủ thể của Nhà nước thì phải thực hiện tốt cả dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Trưng cầu dân ý, một nội dung quan trọng của hình thức dân chủ trực tiếp phải được luật hóa, trong đó quy định những việc gì phải do nhân dân bàn và quyết định, quy định rõ trình tự, thủ  tục, cách thức tiến hành... Các cơ quan được Nhân dân trao quyền phải thực hiện tròn trách nhiệm của mình.
- Các đại biểu Quốc hội, HĐND phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Quốc hội và HĐND các cấp khi quyết định một vấn đề nào đó phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Các cơ quan hành chính và tư pháp từ trung ương xuống địa phương, người có thẩm quyền trong các cơ quan đó phải tận tụy phục vụ nhân dân, tiến hành cải cách hành chính để tạo thuân lợi cho nhân dân, không được cửa quyền hách dịch với nhân dân.
Vận dụng 2: Em hãy viết bài chia sẻ tác dụng tích cực của việc cải cách hành chính ở địa phương em
Trả lời:
     Tại địa phương em đã tiến hành cải cách hành chính và đạt được một số những chuyển biến tích cực như thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc. 
     Cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử, …
     Như vậy, cải cách hành chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị – xã hội, nhằm sửa đổi toàn diện hệ thống hành chính nhà nước, giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tốt hơn trong tình hình mới.