Mở đầu
Mở đầu SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 120): Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Em có suy nghĩ gì về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Trả lời:
- Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc gặp gỡ với cán bộ Đại đoàn quân tiên phong tại Đền Hùng rất ý nghĩa và bất hủ. Câu nói này nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm của các thế hệ sau trong việc bảo vệ và phát triển đất nước để giữ lấy thành quả của các vua hùng đã xây dựng. Ý nghĩa của câu nói này là cần phải đoàn kết, tương trợ nhau trong đấu tranh bảo vệ đất nước, để gìn giữ được sự đồng thuận và sự đoàn kết của toàn dân tộc và xây dựng một Việt Nam mạnh mẽ, giàu có và văn minh.
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 122): Từ thông tin trên, em giải thích như thế nào quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc?Trả lời:
- Pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc là quyền thiêng liêng của mỗi công dân. Công dân Việt Nam cần phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như: trung thành với Tổ quốc; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới quốc gia và bảo đảm về an ninh trật tự, phòng chống tội phạm.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 122): Theo em, quyền và nghĩa vụ công dân về bỏo vệ Tố quốc được biểu hiện như thế nào trong những trường hợp trên?
Trả lời:
- Trong hai trường hợp được đề cập, quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ tổ quốc được thể hiện qua việc tham gia các hoạt động tổ chức bảo vệ an ninh, phòng chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Đối với trường hợp thứ nhất, việc thành lập tổ nhân dân tự quân bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội đã giúp xây dựng một khu dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội.
- Trong trường hợp thứ hai, phong trào “toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" đã giúp đưa ra một phương thức phối hợp hiệu quả giữa lực lượng bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương, góp phần đảm bảo an ninh biên giới quốc gia.
Câu hỏi 3 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 122): Việc làm của các chủ thể trong hai trường hợp trên có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

Trả lời:
- Ý nghĩa của những việc làm bảo vệ Tổ quốc trong 2 trường hợp:
+ Hành vi của anh A góp phần vào thành công của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn. Hoạt động của Tổ nhân dân tự quản đã góp phần xây dựng khu dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội.
+ Việc làm của các chủ thể tại xã Y góp phần giữ vững an ninh biên giới quốc gia, xây dựng được địa bàn tự quản, bảo vệ cột mốc, đường biên giới quốc gia.
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 123): Pháp luật có những hình thức xử phạt nào đối với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc? Lấy ví dụ minh họa.Trả lời:
- Đối với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ tổ quốc, pháp luật có thể áp dụng nhiều hình thức xử phạt khác nhau. Ví dụ như phạt tiền, phạt tù, cải tạo hay buộc thực hiện lại nghĩa vụ quân sự. Ví dụ cụ thể như hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong trường hợp 1 bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc thực hiện lại nghĩa vụ quân sự. Trường hợp 2, bị cáo c bị đưa ra xét xử hình sự và bị tuyên án 7 năm tù giam vì hành vi phá hoại cột mốc, làm sai lệch đường biên giới quốc gia.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 123): Theo em, hành vi mà nhân vật đã thực hiện trong các trường hợp trên gây hậu quả gì cho đất nước?

Trả lời:
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội và đất nước như:
+ Gây rối loạn an ninh trật tự xã hội, bất ổn về chính trị;
+ Gây tổn thất về người và của;
+ Chia rẽ sự đoàn kết dân tộc;
+ Cản trở sự phát triển của đất nước, thậm chí có thể khiến đất nước suy vong...
+ Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lí với các mức tương ứng như: cảnh cáo, kỉ luật, phạt hành chính, phạt tù hoặc cao nhất là tử hình.
3. Đánh giá một số hành vi thường gặp và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 124): Hãy nhận xét về hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên
Trả lời:
- Hành vi của nhân vật A trong trường hợp thứ nhất rất đúng và có trách nhiệm. Vì nhận thấy những thông tin không chính xác và có thể gây nguy hại đến an ninh quốc gia, A đã không tham gia vào nhóm và trình báo cơ quan công an để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ lợi ích của đất nước.
- Trong trường hợp thứ hai, hành vi của nhân vật A cũng rất đúng và có trách nhiệm. Vì nhận thức được tầm quan trọng của Biển Đông và Trường Sa đối với đất nước, A đã tích cực tham gia và vận động bạn bè, người thân đóng góp cho chương trình "Góp đá xây Trường Sa" nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 124): Em hãy nêu một số việc làm phù hợp với quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc mà em biết.
Trả lời:
- Một số việc làm phù hợp với quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
+ Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; Vận động, tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc;...
+ Thanh niên tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân;
+ Người dân chấp hành quyết định trưng dụng đất vì mục đích quốc phòng của Nhà nước
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Phê phán, đấu tranh, tố giác những hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ Tổ quốc…
Luyện tập
Luyện tập 1 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 125): Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?a. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với mọi người.
b. Trốn tránh nghĩa vụ quân sự chỉ bị xử phạt hành chính.
c. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
d. Xây dựng, bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia chỉ là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang. e. Phòng chống tội phạm không phải là nội dung của quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
Lời giải:
- Nhận định a. Không đồng tình với nhận định a vì theo quy định tại Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, nghĩa vụ quân sự chi bắt buộc đối với công dân nam đạt độ tuổi và đáp ứng những điều kiện nhất định. Ngoài ra, người không có quốc tịch Việt Nam thì không phải thực hiện nghĩa vụ này.
- Nhận định b. Không đồng tình với nhận định b vì hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn có thể bị xử lí hình sự.
- Nhận định c. Đồng tình với nhận định c vì theo quy định tại Điều 44 Hiến pháp năm 2013, phần bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
- Nhận định d. Không đồng tình với nhận định d vì theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Biên giới quốc gia năm 2003, đây còn là nhiệm vụ của toàn dân.
- Nhận định e. Không đồng tình với nhận định e vì theo quy định tại Điều 46 Hiến pháp năm 2013, phòng chống tội phạm (với nghĩa rộng là bảo vệ trật tự, an toàn xã hội) cũng là một phần của nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
Luyện tập 2 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 125): Em hãy nêu đánh giá về hành vi của nhân vật trong các câu sau:
a. Anh A chia sẻ những thông tin sai sự thật về an ninh trật tự trên mạng xã hội.
b. Anh C tích cực tham gia phong trào ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biến đảo.
c. Bạn B không báo cho các cơ quan và người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
d. Chị D tham gia tuyên truyền, vận động mọi người tham gia phong trào” Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc".
Lời giải:
a. Hành vi của anh A là vi phạm pháp luật vì chia sẻ những thông tin sai sự thật về an ninh trật tự trên mạng xã hội có thể gây rắc rối và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
b. Hành vi của anh C là tích cực và đáng khen ngợi vì tham gia phong trào ngư dân bám biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo là một hành động mang tính quốc gia.
c. Hành vi của bạn B là không đúng vì không báo cáo cho các cơ quan và người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Điều này có thể gây nguy hại đến sự an toàn của quốc gia.
d. Hành vi của chị D là đáng khen ngợi vì tham gia tuyên truyền, vận động mọi người tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Điều này giúp nâng cao ý thức của người dân về vai trò của mình trong bảo vệ an ninh quốc gia.
Luyện tập 3 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 125): Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
a. Tổ dân phố H tổ chức mô hình "Hệ thống camera giám sát đảm bảo an ninh trật tự". Đây là một mô hình hay trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Bà K rất vui khi biết thông tin này và tham gia đóng góp thực hiện vì tình hình an ninh trật tự trên địa bàn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, bà T không đóng góp vì gia đình bà đã lắp đặt camera. Không những thế, bà T còn khuyên hàng xóm không tham gia hoạt động này.
b. Nhà ông N nằm cạnh suối biên giới thuộc địa bàn xã X. Trong quá trình tu sửa nhà, ông N đã mạng chất thải, đất đá đổ xuống suối biên giới làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia. Sự việc bị phát hiện, ông N bị cơ quan có thẩm quyền phạt vi phạm hành chính 75 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.
Câu hỏi:
- Cho biết nhận xét của em về hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên.
- Nêu hành động cần có khi phát hiện hành vi vị phạm về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
- Hãy chia sẻ với các bạn một hoạt động thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc mà em đã tham gia.
Trả lời:
+ Trường hợp a: Hành vi không đóng góp của bà T vì gia đình bà đã lắp đặt camera và khuyên hàng xóm không tham gia hoạt động này là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc; hành vi của bà K phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
+ Trường hợp b: Hành vi mang chất thải, đất đá đồ xuống suối biên giới làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia khi sửa nhà của ông N là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
- Khi phát hiện hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc, công dân cần báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền đề xử lí và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Hoạt động thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc đã tham gia là: tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.
c. Bạn chỉ đạo phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc - phòng chống tội phạm huyện Y tổng kết phong trào sau ba năm thực hiện. Trong ba năm, toàn huyện đã tổ chức được 100 cuộc tuyên truyền pháp luật cho 42 000 lượt thanh, thiếu niên tham gia xây dựng, biên soạn, phát hành hàng nghìn tranh, ảnh, tờ rơi, tờ dán, tài liệu tuyên truyền về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội...
Thông qua phong trào, người dân đã phát hiện, thông báo cho cơ quan Công an hàng trăm tin báo về tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội.
Câu hỏi:
- Em hãy đánh giá việc làm của huyện Y trong trường hợp trên.
- Hãy chia sẻ một tấm gương về phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa phương em sinh sống.
Trả lời:
- Việc huyện Y tổng kết phong trào "toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc - phòng chống tội phạm" sau ba năm thực hiện là một thành tựu đáng khen ngợi. Nhờ phong trào, cộng đồng đã có nhận thức được về an ninh trật tự, phòng chống tội phạm. Qua đó, họ đã góp phần giúp cho địa phương trở nên an toàn hơn.
- Một tấm gương về phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc tại địa phương em là nhóm thanh thiếu niên tình nguyện đến giúp đỡ những hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật ở địa phương. Họ cùng nhau tập hợp quà tặng, thực hiện các hoạt động giúp đỡ và cùng nhau đưa ra ý tưởng, hướng dẫn an toàn trong cuộc sống để khu vực đó trở nên an toàn hơn.
Vận dụng
Vận dụng 1 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 126): Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền (tờ gấp, báo tường, áp phích,...) có nội dung thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc.

Vận dụng 2 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 16 (trang 126): Em hãy lập kế hoạch và thực hiện việc tuân thủ quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
Gợi ý:
Để tuân thủ quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ tổ quốc, em cần lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động sau:
1. Đăng ký và tham gia các hoạt động quân sự: Em có thể tham gia các dịch vụ quân sự như quân đội, hội cứu hỏa, tổ chức cứu trợ, tình nguyện viên, vv. Điều này sẽ giúp em rèn luyện kỹ năng và tinh thần cần thiết để bảo vệ tổ quốc.
2. Có ý thức tuân thủ các quy định an ninh, trật tự: Em cần tuân thủ các quy định của pháp luật và giúp bảo vệ trật tự an ninh tại địa phương mình.
3. Thực hiện nghĩa vụ của một công dân: Em phải đóng thuế, giữ vệ sinh, đảm bảo an toàn và tránh đê tiêu vào hưu trí.
4. Nâng cao chất lượng cuộc sống: Em cần cộng tác phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của cộng đồng để đóng góp vào sự phát triển tổ quốc.
Việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ tổ quốc là một nhiệm vụ của mỗi công dân. Việc tuân thủ sẽ giúp bảo vệ tổ quốc, tăng cường sức mạnh quốc gia và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người.