Mở đầu
Mở đầu SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 141): Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu
Câu hỏi: Em hãy nêu những quyền con người được đề cập trong Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do Liên Hợp Quốc thông qua năm 1948.
Trả lời:
Điều 12 tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 quy định về những quyền con người như sau:
1. Quyền riêng tư: Không ai được can thiệp một cách tùy tiện vào sự riêng tư của mình, bao gồm cả đời tư, tín ngưỡng, tư tưởng và các hoạt động cá nhân khác.
2. Quyền gia đình: Không ai được can thiệp một cách tùy tiện vào quyền của người khác trong gia đình, bao gồm cả việc thành lập gia đình, sự bảo vệ và sự phát triển của con cái.
3. Quyền nơi ở: Không ai được can thiệp một cách tùy tiện vào quyền của người khác về nơi ở, bao gồm cả việc tìm kiếm, lựa chọn và duy trì nơi ở phù hợp với mình.
4. Quyền thư tín: Không ai được can thiệp một cách tùy tiện vào quyền của người khác về thư tín và các phương tiện truyền thông khác.
5. Quyền danh dự và uy tín cá nhân: Mọi người đều có quyền được bảo vệ khỏi sự xúc phạm danh dự và uy tín cá nhân của mình.
1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 142): Em hãy cho biết quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được thể hiện như thế nào qua thông tin trên.
Trả lời:
- Quy định đề cập đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
+ Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013;
+ Khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015;
+ Khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 142): Cho biết nhận xét của em về hành vi của D trong trường hợp 1
Trả lời:
- Hành vi của D trong trường hợp 1 là đúng theo quy định. D không tự ý bóc mở thư, điều này cho thấy D đã bảo vệ được quyền riêng tư và thông tin cá nhân của người khác.
Câu hỏi 3 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 142): Em hãy chỉ ra hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trong trường hợp 2.
Trả lời:
- Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trong trường hợp 2: Chị A đã tự ý đọc tin nhắn trên điện thoại của chị P, chụp lại những tin nhắn về thông tin chị P có ý định chuyển sang công ty khác và chia sẻ cho mọi người trong công ty.
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 144): Hành vi của anh K vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
Trả lời:
- Hành vi của anh K vi phạm quy định tại Điều 159 Bộ Luật Hình sự năm 2015, khoản a) - chiếm đoạt thư tín của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông, thỏa hiệp an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 144): Hành vi của anh K gây ra hậu quả gì?
Trả lời:
- Hậu quả đối với hành vi của anh K: bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính.

Câu hỏi 1 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 144): Em có nhận xét gì về hành vi của những nhân vật trong các trường hợp trên?
Trả lời:
- Trong trường hợp 1, X đã đưa ra lời đề nghị đúng đắn khi muốn giao lại lá thư cho bưu điện thay vì để lại chỗ cũ. Trong khi đó, M không đồng ý và muốn để lại chỗ cũ, hành vi của M có thể khiến cho lá thư bị mất hoặc bị nhầm lẫn, vì vậy hành vi của là chưa đúng.
- Trong trường hợp 2, hành vi của anh a là không đúng khi tiếp cận và nghe bản ghi âm cá nhân của anh b mà không có sự đồng ý của anh b. Anh a đã xâm phạm đến quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của anh b. Trong khi đó, anh b đã nhận ra hành vi của mình là không đúng và đã đưa ra lời xin lỗi.
Câu hỏi 2 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 144): Theo em, mọi người có trách nhiệm gì trong thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
Trả lời:
- Trách nhiệm của mọi người trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:
+ Tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín;
+ Tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Luyện tập
Luyện tập 1 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 145): Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?a. Vợ chồng không được phép xem tin nhắn điện thoại của nhau.
b. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
c. Người có thẩm quyền được khám xét thư tín để phục vụ công tác điều tra tội phạm.
d. Hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lời giải:
- Em đồng tình với nhận định sau:
a. Bởi vì mặc dù là vợ chồng nhưng quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vẫn được pháp luật quy định. Vợ chồng không được tự ý xem tin nhắn điện thoại của nhau.
b. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Bởi vì đây là những quyền cơ bản của công dân.
d. Bởi vì hành động này có thể bao gồm việc truy cập, lưu trữ, sử dụng hoặc chia sẻ thông tin cá nhân của người khác mà không có sự cho phép hoặc vi phạm quyền riêng tư của họ. Việc xử phạt quy định cụ thể phụ thuộc vào quy định của pháp luật
- Em không đồng tình với nhận định:
c. Bởi vì việc này phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có sự tham gia của người có liên quan hoặc người đại diện cho họ.
Luyện tập 2 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 145): Em hãy nhận xét về hành vi của các nhân vật trong những trường hợp sau:
a. Nghe chuông điện thoại của Kreo, H đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý.
b. Vì có tính đa nghi, anh T đã bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin.
c. Cô T là người giúp việc của gia đình bà M. Cô thường xuyên giúp bà M gửi thư cho người thân và chưa lần nào tự ý mở những bức thư này ra xem.
d. Hai sinh viên D, V cùng thuê một phòng trọ gần trường để thuận tiện cho việc học tập. Mỗi lần D gọi điện hỏi thăm gia đình, V thường nghe lén vì tính tò mò.
Lời giải:
- Trường hợp a: Hành vi của H tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Trường hợp b: Hành vi anh T bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Trường hợp c: Cô T đã tự giác thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Trường hợp d: Hành vi của V cố tình nghe lén D nói chuyện điện thoại là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Luyện tập 3 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 146): Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
a. Anh A và chị là nhân viên kinh doanh làm việc cùng công ty. Để đạt chỉ tiêu bán bằng của mình, anh A mở email cá nhân của chị B và lấy danh sách khách hàng. Nhờ vậy, doanh sổ bán hàng của anh A tăng lên trong khi chị B không đạt chỉ tiêu. Điều này khiến chị rất lo lắng và căng thẳng vì thu nhập bị ảnh hưởng.
b. Sau nhiều lần bị nhắc nhở do không hoàn thành công việc, anh T cho rằng giám đốc khắt khe và đang làm khó mình. Lợi dụng buổi tối khi đồng nghiệp đã về hết, anh T đã mở khoá tủ hồ sơ của giám đốc lấy đi một số thư, tài liệu cá nhân quan trọng. Sự việc bị phát hiện, anh T đã bị sa thải.
Câu hỏi:
- Trong các trường hợp trên, hành vi nào đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân và hậu quả của những hành vi này là gì?
- Em rút ra bài học gì về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín qua các trường hợp trên?
Lời giải:
- Hành vi của anh A (lấy danh sách khách hàng riêng từ email cá nhân của chị B) và anh T (mở khoá tủ hồ sơ của giám đốc, lấy đi một số thư, tài liệu cá nhân quan trọng) là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
- Hậu quả của hành vi vi phạm:
+ Trường hợp a: Chị B không đạt chỉ tiêu về doanh số bán hàng, thu nhập bị ảnh hưởng.
+ Trường hợp b: Anh T bị sa thải.
* Bài học: mỗi người cần có trách nhiệm tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chính quy định pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Luyện tập 4 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 146): Em hãy đóng vai xử lí tình huống sau:
Bạn V đi ra ngoài nhưng không mang theo điện thoại. Về đến nhà, thấy mẹ đang dùng điện thoại của mình để xem tin nhắn, V đã giải thích với mẹ việc tự ý sử dụng điện thoại của người khác là xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Lời giải:
Trong tình huống này, em nên hành động như sau:
1. Lắng nghe mẹ giải thích vì sao đang dùng điện thoại của mình.
2. Sau đó, em nên giải thích với mẹ rằng việc sử dụng điện thoại của người khác mà không có sự cho phép của họ là xâm phạm quyền riêng tư và bí mật, cũng như vi phạm pháp luật.
Vận dụng
Vận dụng 1 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 146): Em hãy sưu tầm một số hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và chỉ ra hậu quả của những hành vi vi phạm này, sau đó chia sẻ cùng bạn bè.Trả lời:
- Một số hành vi vi phạm:
+ Xem trộm tin nhắn điện thoại/ thư/ nhật kí,… của người khác.
+ Tự ý kiểm tra điện thoại của người khác.
+ Xâm nhập trái phép vào tài khoản thư điện tử của người khác
+…..
- Hậu quả:
+ Xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí hành chính;
+ Dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, gây rối loạn trật tự, an ninh xã hội;...
Vận dụng 2 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 19 (trang 146): Em hãy cùng các bạn viết kịch bản và đóng vai một tiểu phẩm thể hiện nội dung quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Gợi ý:
Để viết một kịch bản và đóng vai một tiểu phẩm thể hiện nội dung quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu và tìm hiểu về các quy định về bảo mật thông tin, pháp luật liên quan đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông như thư tín, điện thoại, điện tín tại Việt Nam.
- Bước 2: Xác định thông điệp cần truyền tải thông qua kịch bản hoặc tiểu phẩm của mình, bao gồm các thông tin cơ bản về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thông tin.
- Bước 3: Viết kịch bản và chuẩn bị các phân đoạn, cảnh quay, phục trang cần thiết cho tiểu phẩm của mình.
- Bước 4: Thực hiện đóng vai và quay phim tiểu phẩm của mình, chú ý đến việc ghi âm và quay hình để bảo đảm chất lượng phù hợp với nội dung cần truyền tải.
- Bước 5: Biên tập và chỉnh sửa lại tiểu phẩm nếu cần thiết, bảo đảm tính hợp lý về cả nội dung lẫn thời lượng của tiểu phẩm của mình.
- Bước 6: Phát hành và chia sẻ tiểu phẩm của mình đến đúng đối tượng khán giả cần nhận được thông tin liên quan đến quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.