I. Ý nghĩa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
- Là xu thế tất yếu để phát triển đất nước.
- Giúp khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên và xã hội.
- Tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và hội nhập quốc tế.
- Góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1. Theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
- Tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm nông – lâm – thủy sản.
- Lao động chuyển dịch phù hợp, chất lượng tăng.
- Hình thành các khu công nghiệp, vùng chuyên canh, trung tâm du lịch, thương mại,…
2. Theo ngành
- Nông nghiệp: giảm cây trồng kém hiệu quả → tăng cây giá trị cao; phát triển chăn nuôi; ứng dụng công nghệ cao.
- Công nghiệp: tăng ngành chế biến, công nghệ cao; giảm khai khoáng.
- Dịch vụ: nâng cao chất lượng, đa dạng hóa, ứng dụng công nghệ.
3. Theo thành phần kinh tế
- Nhà nước: giảm tỉ trọng nhưng giữ vai trò chủ đạo.
- Ngoài nhà nước: chiếm tỉ trọng lớn nhất, đặc biệt kinh tế tư nhân là động lực chính.
- Có vốn đầu tư nước ngoài: tăng nhanh, góp vốn, công nghệ, quản lý hiện đại.
4. Theo lãnh thổ
- Hình thành 6 vùng kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực.
- Phát huy thế mạnh từng vùng:
+ Nông nghiệp: vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa.
+ Công nghiệp: khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
+ Dịch vụ: trung tâm thương mại, vùng du lịch đặc trưng.