Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 37: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

I. Khái quát về Biển Đông và biển đảo Việt Nam

- Biển Đông: Rộng ~3,447 triệu km², có vị trí chiến lược, tương đối kín, thông với đại dương qua eo Ba-si và Ma-lắc-ca. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiều tài nguyên (hải sản, khoáng sản).

- Vùng biển Việt Nam: Diện tích khoảng 1 triệu km², gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, đặc quyền KT và thềm lục địa. Có nhiều đảo, quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa). Biển – đảo là phần lãnh thổ thiêng liêng, căn cứ bảo vệ đất liền.

II. Tài nguyên thiên nhiên biển – đảo Việt Nam

- Sinh vật biển: Đa dạng, có nhiều hệ sinh thái quý (rạn san hô, rừng ngập mặn,…), nhiều loài quý hiếm.

- Khoáng sản: Dầu khí trữ lượng lớn, băng cháy (Hoàng Sa, Trường Sa), sa khoáng, khoáng chất công nghiệp.

- Du lịch: Có bãi biển đẹp, vịnh biển nổi tiếng, đảo du lịch giá trị cao.

- Giao thông biển: Bờ biển dài, nhiều vịnh kín gió, thuận lợi cho cảng biển và giao thông hàng hải.

- Năng lượng tái tạo: Có tiềm năng khai thác điện gió, thủy triều, sóng biển.

III. Tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo Việt Nam

- Du lịch – dịch vụ biển: Phát triển đa dạng loại hình; đầu tư hạ tầng; du lịch là động lực kinh tế.

- Giao thông vận tải biển: Xây nhiều cảng lớn, phát triển đội tàu biển, tăng năng lực vận tải.

- Khai thác khoáng sản: Tập trung vào dầu khí, muối biển, sa khoáng. Chú ý bảo vệ môi trường.

- Khai thác – nuôi trồng hải sản: Ưu tiên nuôi biển, hiện đại hóa khai thác xa bờ; sản lượng lớn; gắn với chế biến, xuất khẩu.

IV. Bảo vệ môi trường biển Việt Nam

- Biển là môi trường sống của các loài sinh vật, chứa đựng nhiều tài nguyên quan trọng thúc đẩy cho các ngành kinh tế phát triển. Biển còn là không gian sản xuất của nhiều thế hệ người dân Việt Nam vùng ven biển và trên các đảo.

- Môi trường biển nước ta đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực, nguy cơ ô nhiễm xu hướng tăng vì sự gia tăng của các nguồn ô nhiễm, các hoạt động khai thác thiếu bền vững, sự cố môi trường biển.

- Để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, trở thành một quốc gia biển giàu mạnh cần thiết phải bảo vệ môi trường biển.

V. Ý nghĩa chiến lược của Biển Đông

- Biển – đảo gắn liền với an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế lâu dài.

- Hoàng Sa, Trường Sa có vai trò phòng thủ quan trọng.

=> Định hướng: Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ Luật Biển 1982 và các cam kết khu vực (DOC, COC).