Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 26: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

I. KHÁI QUÁT

1. Vị trí địa lí và lãnh thổ

- Diện tích: 21,3 nghìn km², gồm 11 tỉnh/thành phố, nổi bật có: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,…

- Tiếp giáp: Trung Quốc, Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Có vùng biển rộng (vịnh Bắc Bộ), nhiều đảo, cảng biển lớn.

- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ của cả nước.

2. Dân số

- Năm 2021: 23,2 triệu người (23,6% cả nước), mật độ cao (1091 người/km²).

- Dân tộc chủ yếu: người Kinh; có Mường, Tày, Nùng, Dao,…

- Tỉ lệ thành thị: 37,6%; lao động ≥ 15 tuổi: chiếm 49,2%

II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Thế mạnh

a) Tự nhiên

- Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ → thuận lợi nông nghiệp và xây dựng.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh → đa dạng cây trồng (nhiệt đới, ôn đới ngắn ngày).

- Nguồn nước dồi dào: sông Hồng, sông Thái Bình, nước ngầm, nước khoáng.

- Rừng: gần 490 nghìn ha, có rừng ngập mặn, vườn quốc gia nổi bật (Cát Bà, Cúc Phương,…).

- Biển, đảo: nhiều tiềm năng thủy sản, du lịch, cảng biển.

- Khoáng sản: than đá (Quảng Ninh), đá vôi, khí tự nhiên,…

b) Kinh tế – xã hội

- Dân cư đông, lao động dồi dào, tỷ lệ lao động đào tạo cao.

- Cơ sở hạ tầng hiện đại: cảng, sân bay, cao tốc, khu công nghiệp, công nghệ cao.

- Chính sách phát triển hợp lý, đầu tư mạnh.

- Giàu truyền thống văn hóa – lịch sử, tiềm năng lớn về du lịch.

2. Hạn chế

- Thiên tai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng sản xuất và đời sống.

- Áp lực dân số lên môi trường và hạ tầng.

- Hạ tầng quá tải, thị trường biến động, ảnh hưởng phát triển

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

1. Công nghiệp

- Chiếm tỉ trọng lớn trong GRDP (35,6% năm 2021).

- Chế biến, chế tạo chiếm chủ yếu, phát triển công nghệ cao, hiện đại.

- Trung tâm công nghiệp lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Từ Sơn.

- KCN, khu công nghệ cao Hòa Lạc, KCN sinh thái Deep C đang phát triển.

=> Định hướng: ưu tiên công nghiệp hiện đại (AI, điện tử, vật liệu mới,…).

2. Dịch vụ

- Tỉ trọng lớn nhất GRDP vùng (42,1% năm 2021).

- Các ngành phát triển mạnh:

+ Giao thông vận tải: hoàn thiện cảng biển, sân bay, đường sắt, cao tốc.

+ Thương mại: tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng cao (26% cả nước).

+ Du lịch: đa dạng loại hình; doanh thu chiếm 31,3% cả nước (2022).

+ Tài chính – ngân hàng: hiện đại, tập trung ở Hà Nội.

=> Định hướng: phát triển logistics, viễn thông, y tế, ngân hàng số; phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn; trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại Đông Nam Á.