I. Vai trò của ngành dịch vụ
- Khai thác tài nguyên hiệu quả: Ngành dịch vụ giúp liên kết các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ và thúc đẩy hội nhập quốc tế.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác: Dịch vụ như giao thông, viễn thông, tài chính ngân hàng tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp và công nghiệp phát triển.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Ngành dịch vụ đóng góp 41,2% GDP cả nước vào năm 2021.
- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập: Năm 2021, ngành dịch vụ chiếm 37,8% tổng số lao động của cả nước. Ngành này tạo nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt tại các đô thị lớn.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
1. Vị trí địa lí
- Việt Nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á, giao thoa giữa các nền văn hóa, thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ phát triển.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Trình độ phát triển: Các khu vực phát triển, đông dân cư như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có mạng lưới dịch vụ dày đặc.
- Lịch sử - văn hóa: Các giá trị văn hóa đa dạng là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở vật chất và khoa học công nghệ hỗ trợ sự phát triển ngành dịch vụ.
- Chính sách: Chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến lược phát triển dịch vụ của nhà nước cũng tác động mạnh đến ngành dịch vụ.
3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình và khí hậu: Các khu vực có khí hậu mát mẻ như Sa Pa, Đà Lạt thuận lợi phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
- Sông ngòi và nước khoáng: Các vùng như Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho giao thông đường sông, trong khi các khu vực có nước khoáng như Kim Bôi, Hội Vân phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe.
- Vườn quốc gia: Các khu vực như Cúc Phương, Bạch Mã phát triển du lịch sinh thái.