I. LÂM NGHIỆP
1. Thế mạnh và hạn chế
- Thế mạnh:
+ Rừng đang phục hồi, tỷ lệ che phủ tăng (> 31%).
+ Khí hậu, địa hình, đất đai thuận lợi phát triển rừng.
+ Nhiều chính sách hỗ trợ (giao rừng, đóng cửa rừng,…).
+ Người dân có kinh nghiệm, áp dụng công nghệ hiện đại.
- Hạn chế:
+ Chất lượng rừng chưa cao.
+ Thiên tai, biến đổi khí hậu, cháy rừng thường xuyên.
+ Lực lượng quản lý còn thiếu, máy móc lạc hậu.
2. Tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Trồng rừng: hơn 4,5 triệu ha (2021), trồng mới 0,3 triệu ha/năm.
- Khai thác gỗ: ~18,9 triệu m³ (2021); tập trung ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Định.
- Chế biến: nhiều sản phẩm (gỗ xẻ, giấy,…), các cơ sở lớn như Bãi Bằng (Phú Thọ), Vạn Điểm (Hà Nội),…
3. Vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với đất nước.
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lí, bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh xã hội hóa, tạo thuận lợi cho người dân cùng tham gia quản lí, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp.
+ Kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng…
+ Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển và ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.
+ Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lí, bảo vệ và phát triển rừng.
II. THỦY SẢN
1. Thế mạnh và hạn chế
- Thế mạnh:
+ Biển rộng, nguồn lợi hải sản phong phú (~4 triệu tấn).
+ Địa hình ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
+ Khí hậu nhiệt đới – ẩm giúp nuôi trồng quanh năm.
+ Kinh nghiệm dân cư, cơ sở vật chất – kỹ thuật phát triển.
+ Chính sách hỗ trợ, thị trường xuất khẩu mở rộng.
- Hạn chế:
+ Môi trường nước suy thoái, biến đổi khí hậu.
+ Bão, gió mùa gây cản trở khai thác.
+ Tàu thuyền, cảng cá chưa được đầu tư đúng mức.
2. Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản
- Cơ cấu chuyển dịch:
+ Giảm dần khai thác, tăng mạnh nuôi trồng thủy sản.
+ Ưu tiên bền vững, bảo vệ môi trường, an ninh biển đảo.
- Khai thác:
+ 3,9 triệu tấn (2021), chủ yếu cá biển (2,9 triệu tấn).
+ Tăng khai thác xa bờ, hiện đại hóa thiết bị.
+ Tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận,…
- Nuôi trồng:
+ 4,9 triệu tấn (2021), chủ yếu cá (3,3 triệu tấn) và tôm (1 triệu tấn).
+ Tôm: Đồng bằng sông Cửu Long (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng).
+ Cá: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ,…