I. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LAO ĐỘNG
1. Nguồn lao động dồi dào
- 50% dân số, tăng ~1 triệu người mỗi năm.
- Là lợi thế lớn trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
2. Chất lượng lao động ngày càng nâng cao
- Người lao động Việt Nam: cần cù, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm sản xuất.
- Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng, đặc biệt lao động trình độ cao.
- Năng suất lao động còn thấp so với khu vực.
- Lao động ngày càng năng động, hội nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.
II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1. Theo ngành kinh tế
- Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng:
+ Tăng trong công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.
+ Giảm trong nông – lâm – ngư nghiệp.
2. Theo thành phần kinh tế
- Giảm tỉ lệ lao động khu vực Nhà nước.
+ Tăng ở khu vực ngoài Nhà nước và FDI (đầu tư nước ngoài).
+ Khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỉ lệ lớn nhất.
3. Theo thành thị – nông thôn
- Thành thị: tăng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Nông thôn: tăng lao động phi nông nghiệp nhờ công nghiệp hóa nông thôn.
III. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI PHÁP
1. Vấn đề việc làm
- Nhiều việc làm mới được tạo ra.
- Tuy nhiên vẫn còn thất nghiệp, thiếu việc làm, đặc biệt:
+ Thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao hơn.
+ Nông thôn: nhiều lao động thiếu việc làm.
2. Hướng giải quyết
- Hoàn thiện luật pháp, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả.
- Tạo việc làm mới, chất lượng cao gắn với chuyển đổi số, năng lượng, biến đổi khí hậu.
- Tăng liên kết thị trường lao động giữa các vùng, quốc tế.
- Đổi mới đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm.
- Tăng cường bảo hiểm xã hội, đào tạo lại, hỗ trợ người lao động ổn định việc làm.